Người cao tuổi ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Kéo theo đó, việc chăm sóc cho người già, người lớn tuổi phải thật cẩn thận. Không chỉ về sức khỏe thế chất mà tâm lý người cao tuổi cũng nên được quan tâm. Tuổi càng cao, họ càng suy ngẫm nhiều, từ đó, mang theo những nỗi lo lắng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người già. Hãy cùng Hoa Viên Bình An Vĩnh Nghiêm tìm hiểu về vấn đề này để biết cách chăm sóc người cao tuổi của bạn nhé.
Xem thêm:
Tâm lý người cao tuổi thay đổi như thế nào?
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Do đó, con cháu trong gia đình cần thông cảm, thấu hiểu để chia sẻ cùng người lớn tuổi trong nhà. Tâm lý người già có những bất ổn nhất định nên chúng ta cần tìm hiểu chi tiết để dễ dàng tạo sự hòa hợp trong gia đình hơn
Các đặc điểm tâm lý đặc trưng của người cao tuổi
1.Tâm lý dễ mủi lòng, tủi thân, lo lắng và bi quan:
Người cao tuổi có sự nhất quán riêng chứ không phải cứng nhắc, nhưng họ lại có nhu cầu tinh thần cao, nhu cầu đề cao danh dự, sự tôn trọng của con cháu dành cho họ. Do đó, khi con cháu nghĩ rằng người già cổ hủ, người già lại sinh ra tâm lý tự ti, bi quan và rất để ý người khác. Người già đều phụ thuộc vào con cái nên dễ mủi lòng khi các nhu cầu của mình chưa được con cháu đáp ứng kịp thời.
Đặc biệt, những người lớn tuổi thường ốm đau, con cháu thường xuyên chăm sóc khiến họ gặp áp lực, cảm thấy lo lắng khi làm phiền con cháu.
2. Tâm lý sợ cô đơn, cô độc
Người già rất sợ cô đơn và cô độc. Bước đến tuổi xế chiều, những kinh nghiệm sống của người cao tuổi không còn phù hợp với xã hội hiện đại, họ cảm thấy bản thân lúc nào cũng lạc lõng và bị con cháu lãng quên. Con cháu phải đi làm thường xuyên, họ bị bỏ rơi ở nhà suốt ngày, đặc biệt là cụ ông hoặc cụ bà không còn nửa kia bên cạnh. Do đó, con cháu nên cư xử nhẹ nhàng, đừng để các cụ cảm thấy họ bị hắt hủi.
Khi về già, ai cũng mong tìm được người tâm sự, để không phải cô đơn, thui thủi một mình. Người lớn tuổi càng được quan tâm, chăm sóc thì tâm lý càng tốt và càng có tuổi thọ cao hơn.
Xem thêm:
3. Tâm lý hoài niệm quá khứ
Người già thường hay hoài cổ, lưu luyến quá khứ hay nhớ về những điều xưa cũ đã qua. Người già cũng mắc bệnh đãng trí, nên không nhớ những điều mình đã nói và sẽ lặp đi lặp lại một câu chuyện. Các cụ thường tự hào về thời thanh xuân, về sắc đẹp hay những kinh nghiệm sống đã trải qua.
Người cao tuổi luôn cho rằng con mình còn bé, còn chưa trưởng thành và cũng thường so sánh quá khứ với hiện tại. Yêu cầu con cháu phải lắng nghe và làm theo ý kiến của họ. Càng về già, con người càng yêu thương mọi vật xung quanh hơn, họ chỉ sống bằng kỷ niệm. Nên nếu không cẩn thận, rất dễ khiến người lớn tuổi cảm thấy tủi thân và hay cáu giận vô cớ. Tâm lý người cao tuổi tuy khá khó hiểu nhưng con cháu nên quan tâm nhiều hơn thì các cụ cũng bớt đi nhiều tiêu cực.
4. Tâm lý nóng nảy, dễ stress
Các cụ cao tuổi thường khá nóng tính và dễ tự ái, dễ tự ti, hay suy nghĩ tiêu cực nên tâm lý cũng hay nóng nảy. Vị trí xã hội thay đổi, từ người chăm sóc gia đình, trở thành người được con cháu chăm sóc. Người già thấy họ đã bị mất đi địa vị vốn có nên rất dễ bị tác động và khả năng kiềm chế cũng không cao, dễ sinh sự với những điều nhỏ nhặt.
Những cụ sau khi nghỉ hưu rất hay phiền muộn, mất ngủ nên tinh thần họ bị tuột dốc và thường xuyên bị stress. Ngoài stress thì người lớn tuổi cũng dễ mắc các bệnh lý khác, nên chú ý quan tâm để tránh rơi vào các tình trạng tiêu cực.
5. Tâm lý đa nghi
Sự đa nghi, suy nghĩ nhiều này là nguyên nhân của sự lo lắng và tính nóng nảy. Người già rất mẫn cảm với tất cả mọi thứ như một sự khủng hoảng tâm lý khiến sức khỏe suy giảm. Chú trọng đến tâm sinh lý và quan tâm, chăm sóc các cụ sẽ giúp các triệu chứng này giảm thiểu.
Lời kết
Người già thường thay đổi tâm sinh lý thất thường, do đó, khi chăm sóc người già về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cần hết sức thận trọng. Con cháu trong nhà nên quan tâm, lo lắng cho các cụ nhiều hơn, thường xuyên trò chuyện và khuyến khích các cụ tập thể thao nâng cao sức khỏe thân thể lẫn tâm lý người cao tuổi.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về đấng sinh thành. Từ đó sẽ chăm sóc người cao tuổi dễ dàng hơn trong những ngày xế chiều. Hãy nghĩ về những ngày chúng ta còn thơ bé và đừng trách móc khi tâm lý người già thất thường nhé!
Xem thêm:
- 3 bài tập dưỡng sinh cho người cao tuổi cực đơn giản mà hiệu quả
- Dinh dưỡng cho người cao tuổi và những vấn đề không thể bỏ qua
- Thực đơn cho người cao tuổi để sống khỏe mỗi ngày