Thực đơn cho người cao tuổi để sống khỏe mỗi ngày

Thực đơn cho người cao tuổi là vấn đề đang rất được xã hội quan tâm.  Điều này bắt nguồn từ việc tỷ lệ người cao tuổi đang chiếm đến 10% dân số Việt Nam. Do đó, việc đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi cũng như sự quan tâm chăm sóc đấng sinh thành là việc không thể xem nhẹ.

Trong bài viết này, Hoa Viên Bình An Vĩnh Nghiêm xin chia sẻ đến mọi người thực đơn trong một tuần cho người cao tuổi để vừa đảm bảo sức khỏe vừa đảm bảo dinh dưỡng.

Xem thêm:

 

Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi

Qua 35 tuổi, các dấu hiệu lão hóa đã bắt đầu xuất hiện. Qua 50 tuổi thì cơ thể xảy ra sự suy giảm chức năng rõ rệt. Do đó, thực đơn cho người cao tuổi cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo duy trì các chức năng cơ thể và phòng tránh bệnh tật:

  • Chế độ ăn giàu chất xơ, ít chất béo.
  • Các loại thức ăn nên được chế biến mềm và dễ nhai.
  • Chú ý bổ sung rau củ quả để đảm bảo nguồn vitamin và khoáng chất đầy đủ cho cơ thể.
  • Lưu ý tăng cường các loại thức ăn đồ uống giàu canxi.

Chỉ với những điều cơ bản trên thì bạn đã có thể chăm sóc đấng sinh thành một cách hoàn mỹ rồi!

 

Thực đơn cho người cao tuổi trong 1 tuần

Sau đây là thực đơn mỗi ngày với 5 bữa ăn tham khảo dành cho người cao tuổi. Trong thực đơn này không ghi chú về thể tích nước cần uống. Tuy nhiên chúng ta nên chủ động khuyên các cụ uống khoảng 4 – 6 ly nước lọc mỗi ngày. Sự bổ sung đủ nước có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp quá trình chuyển hóa dinh dưỡng diễn ra với hiệu suất cao nhất.

 

Ngày thứ 1

  • Bữa sáng: Hủ tiếu xá xíu và 1 quả chuối – Ăn bữa lỡ: Sữa không đường
  • Bữa trưa: Cơm trắng, thịt kho tiêu, rang muống luộc, canh cà chua, dưa hấu
  • Ăn xế: Đậu hũ nước cốt dừa
  • Bữa tối: Cơm trắng, trứng chiên, canh rau má, bưởi

 

Ngày thứ 2

  • Bữa sáng: Bánh cuốn nóng, 1 ly nước đào ép
  • Ăn bữa lỡ: Sữa chua
  • Bữa trưa: Cơm trắng, canh rau dền thịt bằm, gà kho sả ớt, cam
  • Ăn xế: Bánh flan
  • Bữa tối: Cháo trắng cá cơm kho, cải bó xôi xào, chuối

 

Ngày thứ 3

  • Bữa sáng: Phở bò, trái vải – Ăn bữa lỡ: Sữa không đường
  • Bữa trưa: Cơm trắng, canh chua cá lóc, thịt kho đậu hũ
  • Ăn xế: Bánh quy
  • Bữa tối: Cơm trắng, thịt kho đậu hũ, đậu bắp xào tôm, dưa gang

 

Ngày thứ 4

  • Bữa sáng: Bún chả cá, 1 ly trà gừng
  • Ăn bữa lỡ: Đu đủ
  • Bữa trưa: Xôi gấc, gà rô ti, quả quýt
  • Ăn xế: 1 ly sữa canxi – Bữa tối: Cơm trắng, canh rau ngót, cá ngừ kho, chuối

 

Ngày thứ 5

  • Bữa sáng: Bánh canh cua, 1 ly nước atiso
  • Ăn bữa lỡ: khoai lang
  • Bữa trưa: Cơm trắng, canh khổ qua, thịt kho tàu, sữa chua
  • Ăn xế: Chè đậu xanh nha đam
  • Bữa tối: Cháo đậu đỏ thịt bằm, vú sữa

 

Ngày thứ 6

  • Bữa sáng: Miến gà, bánh flan
  • Ăn bữa lỡ: Sữa không đường
  • Bữa trưa: Cơm trắng, thịt bò xào, canh nghêu nấu mẻ, rau câu
  • Ăn xế: Sữa chua
  • Bữa tối: Cơm trắng, đậu hũ sốt cà chua, rau lang luộc, măng cụt

 

Ngày thứ 7

  • Bữa sáng: Bánh mì ốp la, 1 ly nước ép trái cây
  • Ăn bữa lỡ: Cơm rượu
  • Bữa trưa: Bún bò, bưởi – Ăn xế: Chè đậu đen
  • Bữa tối: Cơm trắng, tôm kho tàu, canh cải xoong, dưa hấu

 Xem thêm:

Thứ tự các ngày trên có thể thay đổi cho nhau một cách tùy chọn sao cho phù hợp với thực tế gia đình.

Các bạn nên nhớ rằng người cao tuổi khá kén ăn và đôi khi có cảm giác chán ăn. Do đó các món ăn nên bày trí sinh động để kích thích cảm giác thèm ăn của các cụ. Mỗi ngày đều lấy 3 bữa ăn chính làm trọng tâm và các bữa ăn phụ có thể thay đổi linh hoạt.

Giờ của các bữa ăn được khuyến nghị như sau:

  • Ăn sáng vào khoảng 7-8h
  • Bữa lỡ có thể từ 9h30-10h
  • Ăn trưa tầm 11h30
  • Ăn xế khoảng 3h chiều
  • Ăn tối tầm 6h30-7h30 tối

Tránh cho các cụ ăn sau 9h đêm vì lúc này hệ tiêu hóa bắt đầu giảm công suất hoạt động. Do đó nếu bô sung thức ăn sẽ gây cảm giác khó tiêu, mệt mỏi trong người. Ngoài ra, các món ăn kể trên cần hạ thấp lượng dầu mỡ và độ mặn khi nấu.

 

Kết luận

Thực đơn cho người cao tuổi là một trong những phần quan trong nhất quyết định đến sức khỏe của các cụ. Do đó, chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng theo sở thích ăn uống của từng người để có thể kết hợp linh hoạt các loại thức ăn với nhau.

Nếu giúp các cụ tránh được cảm giác chán ăn thì sức khỏe sẽ được duy trì bền vững. Chúc bạn và gia đình luôn hanh phúc sum vầy bên nhau!

Xem thêm: