Nghi thức đám tang Phật Giáo thể hiện quan niệm cộng đồng về kiếp nhân sinh, Người Phật tử luôn tâm niệm “tử là bắt đầu của sanh” vì vậy cái chết không đáng sợ, đó là sự khởi đầu cho một kiếp sống mới.
Đám tang Phật giáo thể hiện rõ nét phong tục cổ truyền của dân tộc. Người theo đạo Phật tin vào luật Nhân Quả và tuần hoàn, cái chết đơn giản là sự kết thúc cuộc sống ở kiếp này để được tái sinh ở kiếp sống mới, với một vai trò mới.
Xem thêm:
Chuẩn bị đám tang theo nghi thức Phật Giáo
Ngay từ trước khi qua đời, người Phật tử sẽ được gia đình và bạn bè tập trung xung quanh giường bệnh để được an lòng.
Những người thân được sư thầy hay sư cô hướng dẫn tụng kinh cầu nguyện xung quanh giường người mất với mong muốn cầu cho linh hồn được siêu thoát, đây là nghi lễ rất quan trọng trong truyền thống lễ tang Phật giáo.
Người quá cố được tắm rửa sạch sẽ và mặc những bộ quần áo mà ngày thường vẫn hay mặc, chuẩn bị cho cuộc hành hương tâm linh của mình.
Trong Kinh quan niệm “ Tử không đáng sợ, vì tử là bắt đầu của sinh”. Sinh tử là Luật Nhân Quả, do đó người Phật tử không sợ hãi cái chết mà đón nhận như lẽ tất yếu ở đời.
Người thân đến viếng linh cữu người mất thường lạy và tụng kinh trong đám tang. Khi đi đám tang, người thân lạy 3 lạy trước bàn thờ Phật, và 2 lạy trước linh cửu người chết.
Quan tài được đặt trong ba ngày, đầu quan tài đặt bàn thờ có hình ảnh người mất, các vị thánh, Đức Phật, đèn cầy, nhang và hoa quả.
Xem thêm:
Các nghi thức đám tang Phật Giáo
Nghi lễ đám tang Phật giáo truyền thống gồm rất nhiều bước khác nhau.
Sau này cuộc sống bận rộn, thời gian không cho phép đám tang thực hiện lâu này, tang ma được giản lược chỉ còn những lễ lược cơ bản bao gồm: Phát tang – Cầu siêu – Lễ táng.
Nghi thức cổ lệ đề cao việc hiếu hạnh của con người, bày tỏ tấm lòng thành kính phân ưu với người đã khuất, giữ mối đạo, thu phục nhân tâm.
Các bước chính trong nghi thức đám tang Phật giáo cụ thể như sau:
1. Phát tang:
- Lễ Phát tang bao gồm: Khai kinh bạch Phật – Trị quan nhập liệm – Phồi hồn thành phục.
- Khai kinh bạch Phật: Sau khi Phật tử qua đời, người thân thiết bàn Phật, nghiêm trang khấn nguyện rõ ràng.
- Trị quan nhập liệm (nghi thức nhập quan): Thân thể người mất được tẩy tịnh kỹ lưỡng bằng nước Cam lồ với ý nghĩa rửa sạch ô uế, mời những chúng sinh ẩn chú trong áo quan chui ra.
- Phục hồn, thành phục: Thiết bàn linh, thỉnh linh an vi, tang quyến mặc đồ tang, thể hiện ý niệm hiếu thảo qua việc để tang, cúng cơm.
2. Cầu siêu:
Nghi lễ cầu siêu gồm các bước: Sái tịnh – Thỉnh linh quy y – Tịch điện.
- Sái tịnh: Gia trì sư tiến hành làm phép tẩy tịnh quan tài với ý nghĩa rửa sạch trần lao, nhắc nhở hương linh sanh tử chỉ là giả tướng, không nên lưu luyến cõi trần nữa.Thỉnh linh quy y: Thỉnh linh ảnh, bát nhang qua bàn Phật đảnh lễ và quy y, hoàn cựu sở, thuyết linh nhiễu quan.
- Tịch điện: Tang gia cúng cơm tối, con cháu đọc điếu văn cảm niệm.
3. Lễ táng:
Nghi thức lễ táng gồm các bước: Khiển điện, di quan – Trị huyệt – An linh.
- Khiển điện, di quan: Trước khi làm lễ di quan, con cháu thực hiện cúng cơm, đọc điếu văn bằng hữu, hội hè.
- Trị huyệt, nhiễu mộ: Với người mất được hạ huyệt sẽ làm lễ trị huyệt, hạ quan tài, nhiễu mộ và nói lời cám ơn. Người hảo táng được tụng kinh kỳ siêu.
- An linh: Sau khi chôn cất xong, tang gia thỉnh bát nhang, linh ảnh người mất về chùa hay gia đình để an linh hương khói, thờ phụng ít nhất trong vòng 49 ngày.
Thông thường ba nghi thức tang lễ của Phật giáo được thực hiện trong vòng 3 ngày với thứ tự như trên. Tuy nhiên nếu thời gian không cho phép gia chủ có thể gộp lại một ngày để hoàn thành tang lễ.
Lưu ý khi thực hiện nghi thức đám tang Phật giáo
Trong Kinh có câu nói: “Sinh bất hiếu thân, tử tế vô ích”, đám tang Phật giáo thường được tổ chức đơn giản, gọn gàng, không đốt giấy hương, vàng mã.
Khi thực hiện hoặc xem đám tang theo nghi lễ Phật giáo, cần lưu ý những điều sau:
- Khi đến lễ tang Phật giáo, người tham dự nên cầm theo kinh để tụng niệm cho hương hồn người mất. Các bài tụng trong đám tang thường là : Bát Nhã Tâm Kinh, Danh hiệu Phật, Kệ Tán Phật, Chú Vãng Sanh…
- Trong đám tang cần giữ nét mặt trang nghiêm, lịch sử, tránh cười đùa để chia buồn và bày tỏ lòng thương tiếc với tang gia.
- Không khóc lóc trong tang lễ, Phật giáo quan niệm “sinh lão bệnh tử” là định luật vô thường, khóc lóc sẽ làm cho vong linh quyến luyến nhà cửa, trần gian, không thể siêu thoát được.
- Không cúng tế bằng sinh vật sẽ mang tội sát sinh. Trong tang lễ không tổ chức ăn uống thịt rượu, đốt giấy tiền vàng mã, đờn kèn trống nhạc tang lễ…ảnh hưởng đến sự siêu độ vong linh.
Sau khi Pháp sư giúp linh hồn người mất về cõi cự lạc, Bạn bề đến dự tang lễ sẽ giới thiệu tóm tắt tiểu sử, những việc thiện của Phật tử đã quy tiên để an ủi người thân gia đình.
Theo truyền thống Phật giáo, linh hồn người mất sẽ được tưởng niệm trong 49 ngày để được tái sinh.
Các nghi thức tang lễ theo đạo Phật không chỉ bày tỏ lòng thành với người quá vãng, mà còn là một trong những tập quán cổ truyền của văn hóa người Việt bao đời.
Ngày nay các nghi thức tổ chức tang lễ đã được rút gọn, tuy nhiên vẫn giữ được sự trang nghiêm trong lời kinh tiếng kệ, giúp linh hồn người mất được yên nghỉ cõi vĩnh hằng.
Xem thêm: