Người theo đạo Phật thường làm lễ cúng 100 ngày cho người đã khuất. Nghi lễ này được con cháu thực hiện với mong muốn đưa tiễn linh hồn người thân về nơi an nghỉ cuối cùng.

Cách sắm lễ cúng cơm 100 ngày cho người đã chết có gì đặc biệt, cần thực hiện ra sao ? Văn khấn cúng cơm hàng ngày như thế nào?

Đó chính là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được điều đó và hiểu thêm về một nét văn hóa tâm linh của người Việt.

 

Xem thêm:

 

Lễ cúng 100 ngày có ý nghĩa như thế nào?

Người Việt Nam rất coi trọng bữa cơm gia đình. Bữa ăn được xem là giây phút bình yên, để mọi người tụ họp, quây quần bên nhau sau một ngày làm việc vất vả. Tục cúng 100 cũng bắt đầu từ quan niệm này. Đó chính là mong muốn để người quá cố dùng bữa cơm chung cuối cùng với gia đình.

Tùy phong tục từng địa phương, người ta làm lễ cúng cơm 49 ngày hoặc 100 ngày. Bởi quan niệm phương Đông cho rằng, sau khi chết con người sẽ đi qua 7 cửa ngục trong vòng 7 tuần. Đến ngày thứ 100 thì qua cửa thứ 8.

Với mong muốn đoàn tụ lần cuối, người thân sẽ thực hiện lễ cúng sau khi gia đình có người mất đúng 100 ngày. Không chỉ vậy, buổi lễ cũng còn có mong ước xin gia ân từ Phật, Thần để người đã khuất tránh được các cửa địa ngục.

 

Cách sắm lễ cúng cơm 100 ngày như thế nào?

Bữa cơm gia đình của người Việt mộc mạc, giản dị. Do vậy, phong tục cúng 100 ngày chỉ cần chuẩn bị một bữa ăn đơn giản, với tất cả các thành viên trong gia đình tham dự.

Trước khi bắt đầu ăn, người thân sẽ dâng lên bàn thờ người mới mất một mâm riêng với những món sau:

  • 1 bát cơm úp.
  • 1 quả trứng luộc bóp ở giữa nứt làm đôi đặt cùng với đĩa muối trắng.
  • Một vài món ăn đơn giản thường ngày.
  • Rượu.
  • Nước.
  • Hương trầm, hoa quả.

Thường thì những món ăn sử dụng trong lễ cúng 100 ngày đều rất đơn giản. Tùy vào điều kiện gia đình ra sao thì làm đồ cúng cũng như vậy. Những nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm úp, đĩa muối trắng với chén rượu cũng đủ để chứng tỏ lòng thành. Mọi người không cần câu nệ, chọn cách sắm lễ cúng 100 ngày cho người chết quá cầu kì.

 

Hiện nay, rất nhiều gia đình chọn cúng cỗ chay. Gửi gắm vào đó niềm hi vọng giảm bớt sát nghiệp để người đã khuất được chứng giám lòng thành ở cửa phán xét. Từ đó nhanh chóng được đầu thai, tránh được cõi địa ngục nhiều ác nghiệp.

 

Xem thêm:

 

Có cần Văn khấn 100 ngày?

Ngoài lễ vật, gia đình cũng nên quan tâm đến văn khấn. Điều này giúp người đã chết biết rằng con cháu đang mời mình về. Đồng thời xin các vị thần, tăng chứng kiến, gia ân giúp đỡ cho người đã khuất.

Văn khấn 100 ngày thường được soạn bởi các thầy cúng có kinh nghiệm. Tuy nhiên, điều này không thực sự cần thiết. Gia đình có thể tự khấn theo ý nguyện, người thân, gia tiên và thánh thần sẽ chứng giám lòng thành.

 

Có nên mời thầy về cúng?

Hiện nay, nhiều gia đình mời thầy chùa và các Tăng ni về làm lễ 100 ngày. Đó là do hi vọng người đã khuất được nghe kinh Phật, giảm bớt tội trạng để nhanh chóng đầu thai vào kiếp sống tốt hơn.

Tuy nhiên, không nên quá câu nệ điều này. Nếu có duyên, gần nhà hoặc thuận tiện thì nên mời thầy làm lễ. Còn nếu không gia đình có thể tự khấn, miễn sao có lòng, thành tâm là được.

Có thể thấy rằng, cách sắm lễ cúng 100 ngày không có gì đặc biệt. Chỉ cần những món ăn đơn giản như bữa cơm thường ngày. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành và niềm mong mỏi những điều tốt đẹp nhất của người thân dành cho người đã khuất.

 

Xem thêm: 

HOA VIÊN BÌNH AN VĨNH NGHIÊM

Tổ 10, Ấp An Viễn, Xã Bình An, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
Số điện thoại ban quản trang: 0937 48 49 86
Hotline Phòng Kinh Doanh: 0937 48 49 86

VPGD

VPGD Số 1
488 Điện Biên Phủ, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TPHCM
VPGD Số 2
176B Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM
VPGD Số 3
Chùa Vĩnh Nghiêm Số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TPHCM