Lễ mở cửa mả của người Việt dưới những góc nhìn khác nhau

Tục mở cửa mả là một trong những phong tục tang ma quen thuộc của người Việt. Nó còn được biết đến với tên gọi lễ tam chiêu, diễn ra sau khi chôn cất người chết được 3 ngày. Buổi lễ này có ý nghĩa cầu mong cho linh hồn được về cõi tịnh độ, tránh xa những thói xấu chốn nhân gian.

 

Xem thêm: 

 

Lễ mở cửa mả là gì ?

Buổi lễ này chính là nghi thức khai mộ, được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. Sau đó, nó nhanh chóng trở thành một trong những buổi lễ quan trọng trong văn hóa của nước ta.

Việc cúng khai mộ sẽ được tiến hành sau khi chôn cất người chết 3 ngày. Điều này khởi nguồn từ quan niệm sau 3 ngày nằm dưới đất, người thân phải mở cửa mả thì linh hồn người đã khuất mới ra khỏi mộ, siêu thăng về nơi tịnh độ, yên bình.

Trong lễ tam chiêu, người thân sẽ mang thang bẹ chuối, gà ra mộ. Để khi nghe tiếng gà kêu, linh hồn người chết sẽ thức dậy, leo thang để rời khỏi mộ. Nếu không có tiếng gà, vong hồn sẽ mãi u mê không nhận biết được mình ở đâu. Còn nếu không có thang, hồn cũng không thể leo từ dưới mộ lên được.

 

Nhìn lễ mở cửa mả theo góc độ Nho giáo

Theo quan điểm Nho gia, việc mở cửa mộ cho vong hồn đi ra là không đúng. Buổi lễ này là bởi sau 3 ngày tang lễ con cháu nên ra mộ khóc lóc để tỏ lòng thương tiếc đối với người đã chết.

Khi đó, mọi người sẽ dắt theo một con gà kêu chiêm chiếp, một cây mía lau, 5 cây thẻ vô bùa, cây thang năm tấc và ba ống trúc, 5 thứ ngũ cốc. Ý nghĩa của những vật này như sau:

  • Con gà con kêu chiêp chiếp chỉ những người con mất cha mất mẹ như chú gà lạc mất gà mẹ nên bơ vơ, khóc than ầm ỹ. Không phải là gọi linh hồn người chết sau khi mở cửa mả.
  • Cây mía lau như hình ảnh cha mẹ gầy gò, ốm yếu vì những khó nhọc lúc nuôi con.
  • Cây thang năm tấc và 3 ống trúc là tượng trưng cho Tam Cang, Ngũ Thường. Ý nghĩa của chúng là người chết đã làm tròn bổn phận lúc còn sống.
  • 5 cây thẻ bùa dùng trấn yểm những vong hồn bơ vơ và ma quỷ. Để họ không quấy phá mộ phần của người đã chết.
  • 5 loại ngũ cốc khác nhau để nói về việc cuộc sống của con người nhờ vào chúng. Khi chết đi cũng có chúng vây quanh mình.

 

Xem thêm:

 

Đạo Phật quan niệm thế nào về lễ mở cửa mả

Trong đạo Phật không có lễ mở cửa mộ, kinh và giáo lí chỉ nhắc đến buổi lễ an vị mộ. Quan niệm Phật giáo cho rằng trong ngày tang lễ, vong hồn người chết đã được rước về nhà để thực hiện nghi lễ an sàng chứ không còn ở dưới mộ nữa. Lễ tam chiêu được thực hiện với ý nghĩa khác chứ không phải mở cửa mả để gọi linh hồn người chết.

Trong ngày an táng, do bận quá nhiều công việc nên gia đình không chăm chút được cho mộ phần của người đã khuất. Việc đắp mộ, chôn cất đều được thực hiện bởi người ngoài. Sau khi làm lễ địa táng được 3 ngày, con cháu trở ra mộ thăm viếng, đắp lại mộ phần, dọn cỏ xung quanh, thắp hương mới cho thật chu đáo. Đồng thời, làm lễ cúng để tỏ lòng thương nhớ đến người đã khuất.

Buổi lễ này gia đình có thể tự cúng, không cần mời thầy. Các Tăng, Ni cũng khuyên gia đình chỉ nên làm lễ cúng đơn sơ với hoa quả, xôi chè. Qua đó thể hiện lòng hiếu đạo của mình là đủ, không nhất thiết phải cúng lớn, cúng mặn.

Có thể thấy rằng, mỗi tôn giáo lại có cái nhìn hoàn toàn khác về lễ cúng mở cửa mả nói riêng cũng như phong thủy mộ phần nói chung. Tuy nhiên, tựu chung lại thì buổi lễ này cũng được thực hiện với mong muốn bày tỏ lòng tiếc thương và hi vọng người đã chết được siêu thoát. Qua đó, thể hiện một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam.

Xem thêm: