“Sống mỗi người mỗi nhà, chết mỗi người mỗi mồ”, người Việt vẫn quan niệm mồ mả là ngôi nhà riêng của những người đã mất, tục tảo mộ là dịp con cháu sơn sửa, chăm sóc những “ngôi nhà” ấy.

Người Việt Nam ắt hẳn quen thuộc với câu ca: “Thanh minh trong tiết tháng ba/ Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”. Tục tảo mộ là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, ông bà. Dù ai đi đâu về đâu cũng nhớ về với gia đình ngày lễ tảo mộ.

 

Tục tảo mộ vào ngày nào?

“Cao nấm ấm mồ” – Tảo mộ là phong tục thể hiện sự hiếu đạo của con cháu trong việc trông coi, chăm sóc mộ phần tổ tiên, ông bà.

Đây không chỉ là truyền thống phổ biến của người dân Việt mà còn là hoạt động mang tính dòng họ rõ nét, đặc biệt ở những dòng tộc lớn, ngày lễ Tảo mộ giống như một truyền thống gia đình con cháu cần kế thừa, thực hiện nghiêm túc.

Chăm sóc mộ phần ông bà, tiên tổ là trách nhiệm cũng như tâm đức của người còn sống với những người đã mất. Theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, Tục tảo mộ (Tết Thanh minh) thường có ba dịp:

  • Tảo mộ trong Tiết thanh minh (bắt đầu vào ngày thứ 60 sau khi lập xuân)
  • Tảo mộ đúng ngày giỗ hoặc trước ngày giỗ một ngày.
  • Tảo mộ vào tháng Chạp (thông thường từ ngày 20 – 30 tháng chạp) để chuẩn bị rước người đã mất về ăn Tết cùng gia đình.

Vào ngày lễ tảo mộ, con cháu bày tỏ lòng thành kính bằng cách dọn dẹp sạch sẽ mộ phần tiên tổ, vun đắp đất mới, dọn sạch cỏ bụi xung quanh mộ sao cho phong quang thoáng đãng để bày tỏ lòng hiếu thảo, nhớ thương.

Xem thêm:

 

Đi Tảo mộ cần chuẩn bị những gì?

Tảo mộ không chỉ giúp mộ phần tiên tổ được sạch đẹp, khang trang, mà còn thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Do đó tục tảo mộ có ý nghĩa đặc biệt, được chuẩn bị chu đáo, không thể thiếu những điều dưới đây:

Trước ngày Tảo mộ, các gia đình cần chuẩn bị trước lễ vật thắp hương bao gồm: Bộ tam sinh (ba con vật: bò, heo, dê); giấy ngũ sắc, đèn, ngang, tiền vàng, quần áo giấy, bánh trái, thức ăn…để tế cho người đã mất.

Khi đi Tảo mộ, người thân mang quốc, xẻng, dao để sửa sang ngôi mộ sạch sẽ. Dọn sạch cỏ dại, cây hoang mọc lên mộ, đắp lại nấm mồ cho cao ráo, đầy đặn. Sau đó thắp ngang và mời người đã mất về hưởng Tết Thanh minh còn con cháu.

Bên cạnh tạ mộ của gia đình, người thân còn tạ ơn cả chư vị tôn thần, quan thần linh bản địa, cũng như cắm một nén hương cho những ngôi mộ không có người chăm sóc.

Người Việt Nam còn có tục tệ làm bánh trôi bánh chay vào ngày lễ Thanh minh tảo mộ, sau khi thắp hương, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau cùng thưởng thức món bánh trắng trẻo, tròn đầy.

Thời điểm tốt nhất để đi tảo mộ là lúc trời ấm áp, tạnh ráo. Không đi quá sớm sương đêm chưa tan, hoặc tối muộn khi âm khí về đêm trở nên nặng nề.

Xem thêm:

 

Những điều kiêng kị khi đi Tảo mộ

Việc Tảo mộ trong tiết Thanh minh cũng có một số cấm kỵ trong phong thủy cần được lưu ý để công việc thuận lợi như:

  • Không đi cúng tế qua những con đường hẻo lánh, ít người.
  • Khi cúng tế cần chân thành, trong quá trình tảo mộ không làm lộn xộn quá nhiều đất đá xung quanh.
  • Không giẫm đạp lên những ngôi mộ khác hoặc đá, giẫm vào đồ cúng.
  • Con gái khi đang trong kỳ kinh nguyệt, người ốm yếu, trẻ em nhỏ tuổi hoặc phụ nữ có thai tránh không nên đi tảo mộ.
  • Người có khí trường yếu nên bước qua chậu lửa trước khi vào nhà để xóa bỏ năng lượng xấu.
  • Không dàn ngang, tụ tập chụp ảnh tập thể ở trước mộ. Chỉ có thể chụp ảnh khi đang hành lễ.
  • Chú ý sửa sang bốn phía ngôi mộ, nếu xung quanh mộ có nước sẽ ảnh hưởng không tốt đến vận thế người đời sau.
  • Không đùa cợt, nói bậy khi đang làm lễ.

Quê hương, nguồn cội là tài sản tinh thần đáng quý nhất với con người. Tục tảo mộ ngày tết Thanh minh chính là dịp để con cháu đi ngược về xuôi có dịp trở về gia đình bày tỏ tấm lòng thành kính với người thân đã mất, thể hiện nét đẹp văn hóa làng quê, nếp nhà người Việt theo câu ca dao:

“Con người có tổ có tông

Như cây có cội như sông có nguồn”

Xem thêm:

HOA VIÊN BÌNH AN VĨNH NGHIÊM

Tổ 10, Ấp An Viễn, Xã Bình An, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
Số điện thoại ban quản trang: 0937 48 49 86
Hotline Phòng Kinh Doanh: 0937 48 49 86

VPGD

VPGD Số 1
488 Điện Biên Phủ, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TPHCM
VPGD Số 2
176B Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM
VPGD Số 3
Chùa Vĩnh Nghiêm Số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TPHCM