Tâm thức người Việt luôn quan niệm “nghĩa tử là nghĩa tận”, con người khi sang thế giới bên kia cần được chôn cất, tang ma cẩn thận mới có thể yên nghỉ nơi vĩnh hằng.

Cuộc đời trần gian hữu hạn, cuộc sống bên kia thế giới mới là vĩnh hằng. Con người từ khi sinh ra cho đến lúc trở về cát bụi đều mong muốn được yên nghỉ trong vòng tay gia đình, người thân.

Với những người còn sống, tổ chức đám ma theo đúng phong tục tang ma của người Việt vô cùng quan trọng, không chỉ giúp người khuất được “mồ yên mả đẹp” mà còn có ý nghĩa bảo vệ người thân được êm ấm, bình an.

Để hiểu rõ hơn về phong tục tang ma của người Việt, hãy cùng Hoa Viên Bình An Vĩnh Nghiêm tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 

Xem thêm:

 

Khái niệm tang ma trong tâm thức người Việt

Đám tang hay còn gọi tang lễ, tang ma là phong tục tiễn đưa của người sống thực hiện với người vừa mất. Cùng với lễ cưới, lễ tết…tang ma là một trong những phong tục quan trọng của người Việt được truyền giữ bao đời nay.

Phong tục tang ma của người Việt gồm nhiều quy trình, nghi thức khác nhau, được chuẩn bị kỹ càng thậm chí từ trước khi người thân qua đời.

Chúng ta thường cho rằng sau khi sang “thế giới bên kia”, phần hồn con người vẫn còn tồn tại và trở về bên cạnh gia đình, người thân.

Tại nhiều vùng miền, cái chết là điều tất yếu trong cuộc đời mỗi con người, do đó người ta bình tĩnh đón chờ cái chết, không muốn người thân quá đau buồn trong tang lễ của mình đúng theo quan niệm “trẻ làm ma, già làm hội”.

Xem thêm:

 

Nghi thức tổ chức đám tang theo phong tục tang ma của người Việt

Tại mỗi vùng miền, mỗi dân tộc sẽ có nghi thức tổ chức đám tang khác nhau, tuy nhiên đều có một số nghi lễ chung và mang ý nghĩa chung là tưởng nhớ người đã khuất.

Ngày nay, nhiều thủ tục tổ chức đám tang đã được lược bỏ, giản thiện để phù hợp với thực tế xã hội. Tuy nhiên vẫn cần có những nghi thức chính như sau.

 

Khi người thân vừa mất

Trong giờ phút này, người vừa mất được thân nhân tắm gội sạch sẽ bằng nước thơm, thay quần áo mới – thường là bộ quần áo màu trắng được chuẩn bị từ trước để mặc lúc chết.

Sau đó người mất được buộc hai ngón chân cái với nhau, để hai tay lên bụng, vai bó bằng dây vảo và bỏ một ít gạo sống vào miệng, người thân sẽ dùng một chiếc đũa để ngáng miệng rồi phủ lên mặt mảnh vải trắng.

Người mới mất được đặt nằm trên giường, buông màn rồi thắp một ngọn đèn dầu nơi đầu giường.

Đặc biệt, để người mất ra đi thanh thản, con cháu dù đau đớn cũng không được khóc thành tiếng sẽ khiến người chết không thể ra đi nhẹ nhàng, thanh thản.

 

Lập bàn thờ vong

Bàn thờ vong được lập ở trước cửa nhà trước khi khâm liệm.

Trên bàn thờ vong có bài vị, ảnh và tên tuổi người mất, mâm quả bày nải chuối và quả bưởi, một bát hương và thẻ hương cho người thân, hàng xóm đến thắp hương tưởng nhớ người mất.

Theo phong tục tang ma của người Việt, hai bên bàn thờ được đặt hai cây chuối non cắm trong lọ lục bình tượng trưng cho sự an nghỉ, bình yên.

 

Nghi thức khâm liệm

Nghi thức khâm liệm được tiến hành sau một hồi dài kèn trống. Lúc này khăn phủ mặt và đũa ngáng miệng của người mất được bỏ ra.

Người thân sẽ dùng vải trắng để gói thân thể người mất và đặt vào trong áo quan. Quan tài đặt ở gian chính giữa ngôi nhà theo chiều dọc, song song với bàn thờ gia tiên.

Kể từ khi khâm liệm đến lúc chôn cất cần được thắp nến liên tục trên quan tài. Giữa mặt ván đặt một bát cơm và quả trứng gà luộc kẹp bằng đôi đũa bông. Nắp quan tài đặt hờ lúc đưa tang mới đóng khít.

Xem thêm:

 

Lễ phát tang

Con cháu được phát khăn tang và mũ mấn để chủ tế tiến hành lễ phát tang. Khi thực hiện lễ phát tang con cháu quỳ ở dưới chiếu.

Con gái, con trai, con dâu thắt khăn tang trắng, đội mũ mấn, đội vòng day chuối ngang người.

Con rể không đội mấn chỉ chít khăn, cháu quấn khăn trắng ngang đầu, chắt quấn khăn vàng, chút đội khăn đỏ.

 

Phúng viếng

Sau khi phát tang, người thân, họ hàng phúng viếng.

Khi mọi người phúng viếng, con trai trưởng đứng cạnh bàn thờ để cảm ơn.

Để chia sẻ với gia đình, người đến phúng viếng thường mang theo hương, nến, vòng hoa, gạo, rượu, nến và tiền viếng.

 

Quay cữu:

Đúng 12 giờ đêm là thời khắc gia đình tiến hành quay cữu (xoay chiều quan tài). Áo quan của người mất được quay theo chiều ngang của ngôi nhà, chân hướng ra cửa, đầu hướng về phía bàn thờ.

 

Tế cơm:

Lễ tế cơm bao gồm: một bát cơm tẻ, một đĩa muối trắng, một quả trứng luộc và một chén nước lã. Lễ tế cơm có ý nghĩa giúp người mất được ăn no trước khi sang thế giới bên kia.

 

Cất đám (đưa tang):

Đến giờ đưa tang, nắp quan tài sẽ được sập kín. Quan tài người mất được đặt vào xe tang, vòng hoa chất bên ngoài.

Đoàn đưa tang đi theo thứ tự gồm: Phật đình, long kiệu, cờ phướn, cầu kiều, linh sa, cờ tang, phường kèn, xe tang, con cháu và những người làng xóm.

Thường người con trai trưởng chống gậy tre đi song song với quan tài. Trên suốt chặng đường đưa tang được thổi kèn trống để xua đuổi ma quỷ.

 

Hạ huyệt:

Huyệt mộ được đào sẵn từ trước. Khi hạ huyệt, các con lần lượt ném xuống nắm đất với ý nghĩa con cái đắp mộ cho cha mạ.

Mộ được phủ cổ, thắp hương, đặt vòng hoa xung quanh và đặt bát cơm lên bên kia.

 

Thờ người đã mất

Người thân lập một bàn thờ ngay nơi người chết nằm. Bát hương, ảnh người mất và mâm quả thờ được rước vào đặt lên bàn thờ. Hai bên bàn thờ treo câu đối. Trên bàn thờ không thể thiếu hương khói, đèn nhang.

“Ma chê cưới trách chuyện thường”, trong lúc tang gia bối rối gia đình người mất không tránh khỏi những sai sót. Tuy nhiên trong thâm tâm ai cũng mong tang lễ suôn sẻ, thuận lợi để yên lòng người đã khuất.

Hi vọng những kiến thức về phong tục tang gia người Việt trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong những công việc trong gia đình – mặc dù là điều không mong muốn!

 

Xem thêm:

HOA VIÊN BÌNH AN VĨNH NGHIÊM

Tổ 10, Ấp An Viễn, Xã Bình An, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
Số điện thoại ban quản trang: 0937 48 49 86
Hotline Phòng Kinh Doanh: 0937 48 49 86

VPGD

VPGD Số 1
488 Điện Biên Phủ, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TPHCM
VPGD Số 2
176B Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM
VPGD Số 3
Chùa Vĩnh Nghiêm Số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TPHCM