Vạn vật trong đất trời đều tuân theo quy luật của thời gian. Chúng ta sinh ra, lớn lên và già đi theo quy luật ấy. Khi bước qua ngưỡng 60 tuổi thì chúng ta phải đối mặt với những chứng bệnh ở người già. Vậy đâu là những bệnh thường gặp ở người cao tuổi và chúng ta phòng ngừa, hạn chế những căn bệnh ấy bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Vì sao người cao tuổi thường hay mắc bệnh?
Cơ thể chúng ta là một cỗ máy sinh học phức tạp nhất trên trái đất. Mỗi bộ phận trong cơ thể đều đảm nhiệm những chức năng riêng biệt nhưng không thể tách rời khỏi bộ máy ấy. Khi chúng ta bước qua tuổi 60 thì những bộ phận trong có thể bắt đầu suy giảm chức năng và làm cho cơ thể không còn hoạt động tốt 100% như trước nữa.
Các tế bào trong cơ thể bị lão hóa, các cơ quan trở nên già cỗi và chức năng sinh lý suy giảm nhanh chóng. Do đó, người cao tuổi thường hay mắc bệnh và các bệnh thường gặp ở người cao tuổi thường rơi vào các nhóm sau:
- Bệnh hô hấp
- Bệnh tuần hoàn
- Bệnh đường tiêu hóa
- Bệnh xương khớp
- Bệnh về hệ thần kinh trung ương
Dưới đây, Hoa Viên Bình An Vĩnh Nghiêm xin giới thiệu 5 bệnh thường gặp ở người cao tuổi, và cách phòng tránh hiệu quả nhất.
Xem thêm:
- Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và 5 điều bạn phải biết
- Thực đơn cho người cao tuổi để sống khỏe mỗi ngày
Đột quỵ – Nỗi ám ảnh của tuổi già
Đột quỵ là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh còn có tên gọi khác là tai biến mạch máu não. Nguyên nhân là do mạch máu dẫn lên não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ do cao huyết áp làm gián đoạn hoàn toàn các hoạt động của hệ thần kinh trung ương và có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Hàng năm tại Việt Nam có hơn 200,000 ca đột quỵ xảy ra.
Để phòng ngừa và hạn chế bệnh đột quỵ thì cần lưu ý một số điểm như sau:
- Tuyệt đối không được tắm sau 11h đêm hoăc ngay sau khi thức dậy
- Không hút thuốc là và hạn chế các loại rượu bia
- Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng
- Tập thở bụng để tăng cường chức năng cơ thể
- Kiểm soát chế độ ăn uống theo định hướng ít béo, ít cholesterol
Viêm phổi – Dễ mắc nhưng dễ phòng
Ở người cao tuổi, hệ thống miễn dịch tổng quát của cơ thể bị suy giảm chức năng dần theo năm tháng. Phổi lại là nơi tiếp nhận nhiều nhất các tác nhân ngoại lại (vi khuẩn, virut) thông qua luồng không khí trao đổi liên tục. Do đó, nếu khả năng miễn dịch suy yếu thì phổi rất dễ bị nhiễm khuẩn và dẫn đến viêm phổi. Đặc biệt là khi sinh sống ở nơi có thời tiết lạnh làm suy giảm chức năng phổi nhiều hơn. Hiện nay bệnh viêm phổi chiếm tới 12% tổng số bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Nhưng có một điều may mắn là mặc dù rất dễ mắc bệnh nhưng viêm phổi cũng rất dễ phòng tránh.
Để hạn chế sự xuất hiện của bệnh viêm phổi thì chúng ta nên thực hiện các việc sau đây:
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khu vực cổ và ngực. Đi thêm vớ khi trời trở lạnh.
- Không nên hút thuốc là làm tổn thương thêm các tế bào phổi
- Bổ sung vitamin và khoáng chất bằng thức ăn hoặc thực phẩm bổ sung cho người già
- Học thở bụng cũng rất tốt cho hệ thống hô hấp
- Tập thể dục mỗi ngày
Cao huyết áp – Sát thủ thầm lặng
Dân gian thường gọi bệnh cao huyết áp là lên tăng-xông, đây là một sát thủ thầm lặng đối với người già. Bệnh cao huyết áp gây ra do áp lực máu trong động mạnh tăng cao so với bình thường. Từ đó dẫn đến nguy cơ gây ra các chứng bệnh chết người khác như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy tim… Bệnh cao huyết áp không có nguyên nhân cố định hoặc thậm chí là không xác định được nguyên nhân khởi phát.
Để phòng tránh cao huyết áp ở người cao tuổi thì cần lưu ý các điểm sau:
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày
- Tập thể dục mỗi ngày và tập thở bụng
- Cai thuốc lá và duy trì chỉ số BMI ở mức phù hợp
Xem thêm:
Bệnh Parkinson – Bộ não cũng đến lúc mỏi mệt
Một bệnh thường gặp ở người cao tuổi khác đó là Parkinson. Đây là một chứng bệnh không gây nguy hiểm tính mạng nhưng lại ảnh hướng lớn đến cuộc sống. Bệnh Parkinson xuất hiện do sự thoái hóa hệ thần kinh trung ương dẫn đến mất khả năng kiểm soát thăng bằng và kiểm soát hoạt động của cơ bắp. Biểu hiện thường thấy nhất là run tay không kiểm soát.
Để hạn chế khả năng mắc bệnh thì người cao tuổi nên thực hiện các khuyến cao sau:
- Tập thể dục và tập thở bụng để tăng cường chức năng cơ thể
- Chế độ ăn uống giàu chất xơ và uống nhiều nước mỗi ngày
- Học các bài tập thể dục não
- Sử dụng thực phẩm bổ sung dành cho người cao tuổi cũng rất tốt. Đặc biệt là thực phầm giàu Omega
Thoái hóa xương khớp – Bộ khung không còn vững chắc
Hệ thống xương khớp là bộ khung cho mọi hoạt động của cơ thể. Và khi bước vào độ tuổi xế chiều, bộ khung ấy có thể bị yếu đi do ảnh hưởng của thời gian. Các bệnh xương khớp thường gặp ở người cao tuổi gồm có loãng xương, viêm khớp, thoái hóa cột sống, thấp khớp….
Các chứng thoái hóa xương khớp mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm giảm chất lượng cuộc sống đi rất nhiều. Do đó, chúng ta cần có biện pháp phòng tránh để hạn chế thấp nhất khả năng mắc bệnh cho người cao tuổi.
Các biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả gồm có:
- Bổ sung canxi cho cơ thể mỗi ngày thông qua thức ăn, sữa, thực phẩm chức năng…
- Lao động và hoạt động đúng tư thế để hạn chế tổn thương khung xương
- Tập thể dục trong nắng sớm để cơ thể hấp thụ Vitamin D tự nhiên
- Không để tăng cân quá nhanh làm tăng áp lực lên khung xương
Kết luận
Những căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi là tấm gương phản chiếu chế độ sinh hoạt và rèn luyện của mỗi chúng ta trong những năm tháng tuổi trẻ. Do đó, cách tốt nhất để phòng ngừa và hạn chế những căn bệnh tuổi tác này là có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Ăn thức ăn tốt cho sức khỏe, ngủ đủ giấc và hạn chế các chất kích thích. Hãy giữ cho cơ thể người cao tuổi có được sự cân đối để sức khỏe được duy trì lâu dài!
Xem thêm: