Chương trình Lễ Vu Lan

 

Mỗi năm cứ đến ngày 14, 15 tháng 7 Âm Lịch là chúng ta lại thấy khắp các chùa chiền từ Thành phố đến Ngoại ô đều trang trí chỉn chu, đèn hoa rực rỡ, không khí ấm cúng ngập tràn.

Không gian ấy đã mang lại cảm giác bình an, ấm áp cho các chư Tăng trong chùa cũng như Phật tử hay người dân bình thường đến thăm viếng, cầu kinh.

Trong những ngày này, mỗi một ngôi chùa sẽ có chương trình lễ Vu Lan báo hiếu khác nhau để giúp tất cả mọi người có thể tham gia cầu nguyện, thể hiện tấm lòng hiếu kính với bậc cha mẹ, đấng sinh thành – nuôi dưỡng, và thậm chí là cho những người đã khuất, người có ơn với mình.

 

Nguồn cội chương trình Lễ Vu Lan

Theo truyền thuyết kể rằng, ngày xưa khi Bồ tát Mục Kiều Liên – một trong những vị đệ tử xuất chúng của nhà Phật, sau khi tu luyện thành công nhiều phép thuật, Người bắt đầu hành trình tìm kiếm và cứu vớt mẹ mình ra khỏi ngạ quỷ.

Chứng kiến được cuộc sống bị đày đọa, cực khổ của mẹ nơi chốn Địa ngục, Người đã cầu xin Đức Phật giúp đỡ và được Ngài mách sách rằng vào ngày Tứ tự ( rằm tháng 7) Bồ tát Mục Kiều Liên hãy sửa soạn một mâm Dường phẩm để cúng lên 10 phương Chúng Tăng và cùng với các chư Tăng phát tâm cầu nguyện cho mẹ. Nhờ vậy mà Mục Kiều Liên đã kịp thời cứu được và đưa mẹ trở về Thiên giới.

Sau đó, Tôn Giả Mục Kiều Liên đã tha thiết thỉnh cầu với nhà Phật và được sự đồng ý rằng nếu sau này người người trong chúng sanh muốn thành tâm cầu siêu thoát độ cho cha mẹ mình khỏi khổ thì sẽ làm y chang như những gì Tôn Giả đã làm. Đức Phật nói rằng không chỉ cha mẹ kiếp này sẽ được bình an mà cha mẹ của nhiều kiếp trước – kiếp sau cũng sẽ như thế!

Từ đó về sau, hằng năm cứ đến ngày Tứ Tự, Chư Tăng Phật tử và cả những chúng sanh bình thường đều thường ghé Chùa và cầu kinh báo hiếu cho cha mẹ đang còn sống ở dương gian hay những người đã khuất bóng núi. Lễ Vu Lan từ đó cũng được ra đời và gìn giữ cho đến ngày nay.

Hiện nay, nhiều nước trên Thế giới như Trung Quốc, Campuchia, Lào, Malaysia, v.v… đều có thực hành nghi thức này nhưng với cách thức và phong tục tổ chức khác nhau. Điều này cho thấy rằng, các chương trình Lễ Vu Lan giờ đây đã trở thành một nét văn hoá truyền thống và đức tin tuyệt đối trong lòng rất nhiều chúng sanh trên thế giới.

 

Những hoạt động trong chương trình Lễ Vu Lan

Một số hoạt động chính trong ngày Lễ Vu Lan như: niệm phật, tưởng niệm Tứ Trọng Ân, dâng hoa và vật phẩm cúng dường lên chùa, cảm tạ – hồi hướng công đức, phóng sanh, thả đèn hoa đăng và ăn chay.

 

Niệm phật xin gia hộ

Đây là bước đầu tiên trong chương trình Lễ Vu Lan mà hầu như chùa nào cũng có. Việc niệm Phật cầu xin gia hộ rất quan trọng, bởi con người chúng ta ai ai cũng chưa thoát khỏi thói tham, sân, si trong những việc làm và lối cư xử hằng ngày, thường vô tình hoặc cố tình gây ra tội lỗi lớn nhỏ khác nhau nhưng không có ý thức và không biết cách sám hối. Vì thế nên thường có việc niệm Phật này để chúng sanh chuyển hóa suy nghĩ, thấm nhuần tư tưởng, nhìn nhận lại bản thân trong việc làm hằng ngày mà tu thân tu tâm tốt hơn.

 

Giây phút tưởng niệm Tứ Trọng Ân

Trên đời này, mỗi người mang nặng 4 kiểu Ân điển: công ơn Chư Phật, công ơn của Thầy tổ, công ơn của các Thánh đã tử vì đạo và công ơn sinh thành – dưỡng dục của cha mẹ nhiều đời kiếp. Ngoài ra, trong giây phút này, chúng ta cũng sẽ tưởng nhớ về những anh hùng liệt sĩ, những người đã hi sinh và có công xây dựng nên Đất nước bình an cho mình ngày hôm nay.

 

Dâng hoa và vật phẩm cúng dường lên chư Phật

Đây là hoạt động nổi bật và quan trọng nhất trong các chương trình Lễ Vu Lan vào rằm tháng 7 tại các Chùa. Hoạt động này diễn ra với mục đích hồi hướng công đức cho cha mẹ của mọi người có mặt trong buổi lễ, kể cả những người đã mất cha mất mẹ, giống như cách mà Bồ tát Kiều Liên đã làm để cứu giúp mẹ mình thoát khỏi cảnh cực khổ triền miên ở Địa ngục.

 

 

Cảm tạ – Hồi hướng công đức

Hành động này thể hiện niềm biết ơn sâu sắc đến các Chư tăng, Phật tử cùng những người đã tham gia đóng góp cho chuỗi chương trình Lễ Vu Lan được diễn ra thành công, tốt đẹp.

Chương trình đã giúp đỡ rất nhiều chúng sanh để họ có thể đọc kinh cầu nguyện dưới sự chỉ dẫn của nhà Phật, cầu an và hồi hướng công đức cho bậc sinh thành đáng kính đang vui vẻ nơi thế sự cũng như những người đã ra đi mãi mãi.

 

Xem thêm:

 

Phóng sanh – Thả hoa đăng

Đây là hai hoạt động được chúng sanh hoan hỷ thực hiện sau hàng tiếng đồng hồ hành lễ trong chương trình Lễ Vu Lan. Thông thường, nếu Chùa có sông hay hồ thì các chúng sanh sẽ tập trung đến, mua cho mình những đóa hoa đăng và thả trôi trên dòng nước phẳng lặng. Theo tâm niệm, mỗi hoa đăng mang theo ánh sáng ấm áp trong chân lý Đạo Phật sẽ soi rọi cho tâm hồn những người đã khuất, dẫn họ đi về với chính đạo, rũ bỏ hận thù và mọi muộn phiền dương thế để về với sự thanh tịnh. Phóng sanh chim sẻ, chim bồ câu hoặc thả cá ra ao hồ như là hành động ban lại sự sống cho những loài sinh vật nhỏ bé, tương tuyền hành động này sẽ giúp cho người thả tích thêm công đức tốt hoặc ứng linh lời cầu nguyện cho cha mẹ và người thân thương xung quanh mình.

 

Ăn chay

Vào dịp lễ Vu Lan này, nhiều người, nhiều gia đình thực hành ăn chay như cách để thể hiện lòng hiếu kính đến cha mẹ. Ăn chay là hạn chế sát sanh nên cũng sẽ góp phần rất nhiều trong việc tích đức thêm thọ cho người ăn. Chúng ta có thể chọn ăn vào đúng hai ngày 14, 15 tháng 7, ăn nửa đầu tháng, hoặc ăn hết tháng.

 

Kết luận

Tóm lại, chương trình Lễ Vu Lan hằng năm là dịp để chúng sanh bày tỏ hiếu kính với mẹ cha nhưng chúng ta không chỉ thực hiện mỗi hai ngày này thôi. Một ngày trôi qua khi mình còn được sống, còn được ăn uống và nói chuyện vui vẻ thì đó là sự may mắn lớn so với nhiều người khác. Vì thế, trong từng câu nói, hành động hằng ngày cũng hay tu thân – hành thiện – tích đức để cho bản thân và những người xung quanh luôn được bình an, mạnh khoẻ.

Xem thêm: