Tại mỗi thành phố đều có những khu nghĩa trang được xây dựng nhằm an táng người đã khuất. Tùy thuộc vào mỗi nghĩa trang mà đối tượng được an táng cũng khác nhau. Có nghĩa trang là dành cho người dân bản địa đã khuất, cũng có nghĩa trang là dành cho các thương binh liệt sĩ, chiến binh cách mạng. Vậy tiêu chuẩn an táng tại nghĩa trang thành phố và nét tiêu biểu về những nghĩa trang lớn được thể hiện như thế nào liệu bạn có biết?
Xem thêm:
Giới thiệu vài nét chung về nghĩa trang thành phố Củ Chi
Nghĩa trang thành phố Củ Chi là nghĩa trang dành để chôn cất các chiến sĩ, thương binh liệt sĩ hay những người có công với cách mạng. Đây không chỉ là một nơi linh thiêng an ủi những linh hồn đã khuất mà còn là nơi thể hiện sự tôn kính, biết ơn với những người anh hùng dân tộc.
Nghĩa trang thành phố Củ Chi rộng khoảng 100ha Cây Trắc, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi. Bao quanh khuôn viên nghĩa trang được trồng rất nhiều cây xanh rợp bóng. Tính đến nay, nghĩa trang là nơi an nghỉ của hơn tám nghìn liệt sĩ. Phần lớn trong số đó là những người liệt sĩ đó đều là những đứa con có gốc gác là ở đất Củ Chi.
Nghĩa trang thành phố Củ Chi được xây dựng theo mô hình nghĩa trang – công viên. Các phần mộ được quy hoạch rất gọn gàng và có tính thẩm mỹ cao. Những phần mộ được xây dựng tuy đơn giản nhưng vẫn thể hiện được sự trang nghiêm, an tĩnh. Các mộ phần đều có kích thước bằng nhau và cách nhau một khoảng cố định. Trên các mộ được trồng thêm cá loại cây, hoa để tăng thêm nét đẹp.
Vì được xây dựng theo khuôn hình công viên nên giữa các ngôi mộ và lối đi được lát đá rất cẩn thận. Xung quanh nghĩa trang thành phố được trồng rất nhiều cây xanh nhiều năm tuổi.Chính vì vậy nghĩa trang quanh năm luôn mát mẻ, khí hậu trong lành, đem lại sự thanh tĩnh, bình an cho cả người đi thăm mộ lẫn những linh hồn đã khuất.
Giới thiệu vài nét chung về nghĩa trang thành phố Mai Dịch
Giống như nghĩa trang Củ Chi, nghĩa trang Mai Dịch cũng là nơi dành cho những người chiến sĩ đã hy sinh hay những người ở trong diện thương binh liệt sĩ, những người có công với đất nước không thời kỳ chiến tranh. Đây là một trong những nghĩa trang thành phố lâu đời và rộng lớn nhất ở Việt Nam.
Nghĩa trang Mai Dịch là một trong những nghĩa trang thành phố lớn nhất Việt Nam được xây dựng vào năm 1956 tại Hà Nội, Việt Nam. Đây là nơi mai táng cho các thương binh liệt sĩ, những người lính đã hy sinh anh dũng trong chiến tranh để bảo vệ nền hòa bình dân tộc. Nghĩa trang đang tọa lạc tại đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Đến nay, nghĩa trang Mai Dịch đang là mái nhà chung của 1.228 liệt sĩ. Đồng thời cũng có 394 người giữ vai trò cán bộ chính trị cấp cao cũng được mai táng ở đây. Họ đều là những người đã từng giữ chức thứ trưởng, bộ trưởng, thủ tướng, chủ tịch nước, tổng bí thư, các nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nhà thơ, nhà văn, …. Chính vì vậy nghĩa trang Mai Dịch lại càng trở thành nơi tôn kính và không phải ai cũng có vinh hạnh được an táng tại nơi đây.
Những tiêu chuẩn được an táng tại nghĩa trang thành phố mà bạn nên biết
Nghĩa trang thành phố là nơi nằm trong chính sách của nhà nước. Vậy nên không phải ai cũng được phép an táng tại nơi linh thiêng này. Chỉ những những người thuộc diện trong chính sách mới được phép chôn cất tại nghĩa trang thành phố sau khi qua đời. Vậy những tiêu chuẩn được an táng tại nghĩa trang thành phố là gì bạn có biết?
Theo quy định của nhà nước, những cán bộ được quản lý bởi trung ương và thành phố hay những đối tượng thuộc chính sách sẽ được tổ chức tang lễ miễn phí. Tuy nhiên, nếu người dân có nhu cầu tổ chức thì có thể liên hệ hoặc làm đơn nộp cho sở Lao động – Thương Binh và Xã Hội để được xem xét và được thông báo về các khoản phí phải chi trả.
Những những đối tượng thuộc chính sách được mai táng tại nghĩa trang thành phố gồm những ai?
- Trước hết, những người có quyền lợi này là các thương binh liệt sĩ chịu thương tật trong chiến tranh, những người có công với cách mạng trọng việc giữ gìn độc lập dân tộc.
- Ngoài ra, những đối tượng như bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng hay các tiền bộ khởi nghĩa cũng được đặc cách để an táng trong nghĩa trang thành phố.
Đối với thân nhân và các anh hùng lao động cách mạng, người tham gia trong hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ đã về hưu hoặc đang đương chức có thời gian sau 30/04.1975 đều là diện trong chính sách. Các thương binh liệt sĩ chịu thương tổn từ cách mạng hạng ¼; 2/4 ; bệnh binh ⅓; ⅔ đều được hưởng trợ cấp.
Nghĩa trang thành phố là nơi thể hiện sự biết ơn, tôn kính của đất nước đối với những người đã hy sinh xương máu để đổi lấy nền hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc cho đất nước. Không chỉ những người chiến sĩ đã khuất, những thân nhân của thương binh liệt sĩ hay những người chịu tổn thương sau hoạt động cách mạng đều nhận được những đãi ngộ và chính sách hỗ trợ của đất nước.
Kết luận
Với những chia sẻ trên, mong rằng bạn đã hiểu hơn và mô hình nghĩa trang thành phố cũng như những tiêu chuẩn để được mai táng và chôn cất tại nơi linh thiêng, trang trọng này. Để tìm hiểu thêm về vấn đề mộ phần và tiêu chuẩn chôn cất, bạn có thể tham khảo tại địa chỉ sau để được tư vấn chi tiết:
Công ty TNHH Hoa Viên Bình An Vĩnh Nghiêm
- Địa chỉ: 490 Điện Biên Phủ, Phường 21, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
- Website: https://hoavienbinhanvinhnghiem.com/
- Hotline: 0937.48.49.86
- Email: an.thai@hoavienbinhan.vn