Nghĩa trang Biên Hòa là một trong những nghĩa trang có lịch sử lâu đời nhất việt Nam. Đây cũng được coi là một “nhân chứng sống” đã chứng kiến sự hy sinh của những người lính để bảo vệ độc lập tự do cho đất nước. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, nghĩa trang Biên Hòa đã có những thay đổi rõ rệt. Vậy sự thay đổi ấy được thể hiện như thế nào?

Xem thêm:

 

Nghĩa trang quân đội Biên Hòa khi còn theo chế độ cũ

Nghĩa trang Biên Hòa được thành lập vào năm 1967 tại phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Xét tổng thể, nghĩa trang có diện tích khoảng 58ha. Trước năm 1975, đây là nghĩa trang quân đội thuộc quản lý của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Chính vì vậy, vào thời điểm đó nghĩa trang thường được gọi là nghĩa trang quân đội Biên Hòa.

Tháng 11 năm 1967, dưới bản vẽ của kiến trúc sư Lê Văn Mậu, nghĩa trang được xây mô phỏng theo hình một con ong. Ước tính chi phí phải trả cho quá trình xây dựng lên tới 100 triệu đồng tiền Việt Nam cộng hòa. Con số này được tính theo thời giá năm 1973. Nghĩa trang quân đội Biên Hòa được xây dựng trên đồi, chia ra làm tám khu được đánh thứ tự chữ cái từ A đến I.

Đặc điểm nổi bật của nghĩa trang Biên Hòa là bức tượng điêu khắc cao 5 mét có tên là “Thương tiếc”. Đây là tác phẩm tâm huyết của nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu được dựng vào năm 1966, nhằm để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với các chiến sĩ. Tượng được đặt trên một bệ cao 3 mét nên hình ảnh điêu khắc người chiến sĩ cầm súng càng trở nên uy nghiêm, bất khuất, anh dũng hơn.

Ngay chính giữa nghĩa trang được dựng một tháp đổ xi măng cao tới 43 mét. Thắp này được gọi tên là “Nghĩa Dũng”. Cái tên gọi này quả thực đã thể hiện một cách trọn vẹn sự hy sinh cao cả của những người chiến sĩ.

Khi còn ở trong chế độ cũ, nghĩa trang Biên Hòa là nơi chôn cất những người chiến sĩ tử nạn trên chiến trường. Khi được xây dựng, nghĩa trang ước tính có sức chứa lên tới 30.000 mộ. Năm 1968 dịp tết mậu thân và mùa hè năm 1972, đã có trên 10.000 người chiến sĩ hy sinh trên chiến trường được chôn cất ở đây.

Đến năm 1975, nghĩa trang Biên Hòa trở thành nơi an nghỉ của 18.318 người chiến sĩ. Như vậy, số người lính hy sinh trong chiến tranh được chôn cất chiếm tới ⅓ diện tích của nghĩa trang.

Nghĩa trang Biên Hòa không chỉ là nơi chôn cất của những người chiến sĩ tử nạn mà đây còn là nơi an táng của quan chức cấp cao. Những người nắm giữ chức vị trong 3 nhánh quyền lực của nước Việt Nam là Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp đều được chôn cất tại đây.

Tuy nhiên, khi Việt Nam cộng hòa sụp đổ, nghĩa trang được chuyển giao cho bên bộ Quốc phòng Việt Nam. Với lệnh cấm thăm hỏi được ban hành, nghĩa trang đã bị bỏ hoang trong suốt một thời gian dài. Dòng chảy thời gian đã tàn phá mạnh mẽ khuôn viên nghĩa trang. Năm 1975, tượng “Thương tiếc” bị kéo đổ, Nghĩa Dũng đài cũng bị cắt cụt không còn trọn vẹn.

 

Nghĩa trang Biên Hòa ngày nay

Bị bỏ hoang trong nhiều năm ròng, những tổn hại của nghĩa trang Biên Hòa là không thể kể hết. Đây cũng trở thành tâm điểm khuyến nghị của những người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài. Họ nêu ý kiến rằng nhà cầm quyền Việt Nam phải có trách nhiệm tu bổ lại nơi an nghỉ của những người lính đã hy sinh trước khi hòa hợp và hòa giải dân tộc.

Đến ngày 27/11/2016, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới ký văn bản đồng ý tu bổ và chuyển mục đích sử dụng của nghĩa trang thành dân sự. vì vậy, người ta không còn gọi là nghĩa trang quân sự Biên Hòa nữa. Thay vào đó, nó được gọi là nghĩa trang Bình An. Tuy nhiên đến nay, vẫn nhiều người gọi chung là nghĩa trang Biên Hòa.

Năm 2007, Vietnamese American Foundation – VAF đã xây bàn đá ở G7. Đây là nơi để thắp hương, dâng hoa quả và cầu nguyện cho các chiến sĩ. Cho đến nay, cả tám khu đều được xây bàn đá để phục vụ nhu cầu thắp hương. dâng lễ của người đến thăm.

Bên cạnh đó, các cơ sở vật chất của nghĩa trang Biên Hòa cũng được tiến hành trùng tu như được quét lại sơn, lát lại gạch, trồng thêm cây cảnh và hoa. Những khu cỏ bị xô và tàn phá đều được tái tạo lại. Những mộ phần có bia gãy đỏ đều được tu bổ lại. Công cuộc trùng tu lại nghĩa trang Hòa Bình trong chế độ mới đã dẹp bay lớp bỏ bị bỏ hoang xấu xí, xù xì năm nào.

Sau hậu quả chiến tranh, gần 10.000 ngôi mộ đã bị phá mất bia. Đồng thời có hơn 2000 bộ hài cốt được người thân làm lễ và đem về chôn cất tại quê nhà. Cho đến ngày hôm nay, nghĩa trang Biên Hòa đã trải qua đủ các thăng trầm từ thời chiến đến thời bình. Nhưng có một điều không thể mất chính là sự hy sinh anh dũng của những người chiến sĩ vẫn còn tồn tại ở nơi đây.

 

Kết luận

Với những chia sẻ trên, hẳn phần nào bạn cũng cảm nhận được sự chuyển mình của nghĩa trang Biên Hòa qua các dấu mốc lịch sử. Nghĩa trang Biên Hòa chính là một nhân chứng sống chứng khiến quá trình đất Việt ta từng bước đớn đau giành được độc lập tự do dân tộc. Để tìm hiểu thêm về các nghĩa trang và lăng mộ, bạn có thể liên hệ với công ty TNHH Hoa Viên Bình An Vĩnh Nghiêm theo địa chỉ.

Xem thêm về dự án Alva Plaza Thuận An Bình Dương.

 

Công ty TNHH Hoa Viên Bình An Vĩnh Nghiêm

  • Địa chỉ: 490 Điện Biên Phủ, Phường 21, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
  • Website: http://hoavienbinhanvinhnghiem.com/
  • Hotline: 0937.48.49.86
  • Email: an.thai@hoavienbinhan.vn

HOA VIÊN BÌNH AN VĨNH NGHIÊM

Tổ 10, Ấp An Viễn, Xã Bình An, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
Số điện thoại ban quản trang: 0937 48 49 86
Hotline Phòng Kinh Doanh: 0937 48 49 86

VPGD

VPGD Số 1
488 Điện Biên Phủ, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TPHCM
VPGD Số 2
176B Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM
VPGD Số 3
Chùa Vĩnh Nghiêm Số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TPHCM