Người Hoa, đặc biệt là người Hoa sinh sống ở khu vực Sài Gòn Chợ Lớn rất xem trọng các nghi thức quan trọng đối với gia đình, đặc biệt là đám tang. Tuy đã sinh sống ở Việt Nam từ rất lâu, nhưng họ vẫn giữ được những nét văn hóa rất đặc trưng của nguồn gốc tổ tiên mình.

Qua bài viết này, Hoa viên Bình An Vĩnh Nghiêm xin cung cấp thêm cho quý khách một số thông tin cơ bản về các nghi thức và áo tang lễ trong đám tang người Hoa.

 

Lúc hấp hối

Trong lúc hấp hối, người thân trong gia đình sẽ đưa người sắp chết tới nơi trang trọng nhất trong nhà, sau đó hỏi và lắng nghe kỹ lưỡng về những lời trăn trối của người sắp gần đất xa trời.

Sau đó, người nhà sẽ dùng nước và khăn sạch để lau cơ thể cho người sắp mất thật sạch sẽ, và thay quần áo mới cho họ được ra đi thanh thản, nhẹ nhàng.

Khi người chết ngừng thở, người nhà sẽ đặt thi thể người đã khuất ngay ngắn, và dùng vải để đắp cho người chết phủ từ mặt tới chân. Cũng tùy vào văn hóa từng vùng (người Phúc Kiến, người Hải Nam, người Triều Châu…) mà người nhà sẽ đậy mặt hoặc không đậy mặt cho người đã mất bằng vải, dùng gối kê đầu hoặc dùng thỏi vàng giấy để kê đầu cho người đã chết…

 

Tang phục cho người đã mất và người thân trong gia đình trong đám tang người Hoa

Người đã mất sẽ được người thân mặc quần áo, bao gồm 3 quần lần lượt có màu trắng, đen, xanh;  2 áo lần lượt có màu xám, tro, và được khoác một chiếc áo vải ở ngoài cùng. Trước khi làm đám tang và chôn cất, người chết sẽ được cắt tóc, cạo râu gọn gàng.

 

Tùy vào vai trò của từng người thân trong gia đình và tùy từng vùng miền, mà tang phục trong nghi thức tang lễ của người Hoa ở Sài Gòn sẽ khác nhau. Với người Phúc Kiến, trang phục trong tang lễ sẽ như sau:

  • Con trai: mặc áo dài, cầm gậy, bên ngoài mặc thêm áo vải bố
  • Con gái:mặc áo dài, đội khăn ba góc, trên khăn tang có gắn thêm vải bố
  • Con rể: mặc đồ tang trắng, nhưng có chấm đỏ
  • Cháu nội: mặc đồ tang trắng, khăn tang có màu xanh và có một chấm xanh trên khăn tang
  • Cháu ngoại: mặc đồ tang trắng, khăn tang có một chấm đỏ
  • Cháu nội đích tôn: mặc đồ tang màu vàng, khăn tang có chấm xanh

Với người Hoa ở khu vực Sài Gòn Chợ Lớn, tang phục của họ sẽ đơn giản hơn so với người Hoa bản địa, vì một số nghi thức đám tang quá rườm rà phức tạp đã được lược bỏ.

Xem thêm:

 

Lễ cúng, vật dụng đám tang người Hoa

Đám tang người Hoa thường có mâm ngũ quả, thịt heo quay, nhang, đèn, hoa… Thông thường, lức đưa đáng tang sẽ có một đội nhạc đi kèm. Một số gia đình sẽ treo đèn lồng ở trước cửa nhà để thông báo nhà mình có người đã mất khi có đám tang.

 

Giờ động quan

Người nhà sẽ nhờ các thầy giỏi xem giờ động quan thật kỹ lưỡng. Trước khi động quan, người nhà sẽ dâng rượu để tế lễ các vị thần linh chứng giám. Đến giờ động quan, sẽ có một người cầm sênh chỉ huy, và đội khiêng quan tài từng người một sẽ đặt tay lên đòn gánh của quan tài, nâng quan tài lên vai, và bắt đầu đi theo hiệu lệnh của người cầm sênh.

 

Theo sau quan tài là con cháu trong gia đình, tiếp đó là bạn bè, đồng nghiệp, bà con láng giềng…

Khi đi theo xe tang lễ, theo phong tục, người con cả sẽ cầm bát nhang và cây dong, người con trai thứ sẽ cầm tấm ảnh của người đã khuất.

Lúc xe tang lễ di chuyển, người nhà sẽ rải vàng mã khắp trên đường. Theo quan niệm trong đám tang người Hoa, vàng mã sẽ bảo vệ được linh hồn của người chết, chống lại những hồn ma tiến lại gần quấy nhiễu.

 

Hạ huyệt

Trước khi hạ huyệt, tang gia sẽ làm lễ tế thần thổ địa. Lễ tế thần thổ địa cũng bao gồm những vật dụng đơn giản như nhang đèn, trái cây, hoa, muối gạo…

Ngoài ra, người nhà sẽ rải các loại hạt đậu, khoai môn… xuống dưới huyệt trước khi chôn cất.

 

Mở cửa mã và lễ cầu siêu

Mở cửa mã là bước cuối cùng rất quan trọng trong lễ tang của người đã mấtrong đám tang người Hoa. Thông thường, thời điểm mở cửa mã là vào ngày thứ 3 sau khi chôn. Buổi lễ mở cửa mã có ý nghĩa sẽ giúp cho linh hồn của người chết được siêu thoát khỏi hầm mộ dưới tầng sâu. Trang phục tang lễ cần thiết cần chuẩn bị vẫn là nhang đèn, trái cây, hoa…

Sau khi an táng, người nhà sẽ cúng cơm cho người chết cho tới hết 100 ngày.

 

Sau 49 ngày kể từ ngày chôn cất, người nhà sẽ mời các thầy tăng tới tụng kinh trong đám tang để cầu nguyện cho linh hồn của người chết được siêu thoát và đầu thai vào kiếp khác.

Thời gian để tang trong đám tang người Hoa, thông thường là 3 năm với con trai, và 1 năm với con gái.

Xem thêm:

HOA VIÊN BÌNH AN VĨNH NGHIÊM

Tổ 10, Ấp An Viễn, Xã Bình An, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
Số điện thoại ban quản trang: 0937 48 49 86
Hotline Phòng Kinh Doanh: 0937 48 49 86

VPGD

VPGD Số 1
488 Điện Biên Phủ, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TPHCM
VPGD Số 2
176B Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM
VPGD Số 3
Chùa Vĩnh Nghiêm Số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TPHCM