Có rất nhiều hình thức mai táng khác nhau như địa táng, hỏa táng, thủy táng…Trong đó thủy táng tuy không phổ biến nhưng hứa hẹn sẽ trở thành hình thức an táng được ưu chuộng trong tương lai.

 

Thủy táng là gì?

Thủy táng hay còn gọi là ngư táng.

Đây là hình thức an táng sau khi qua đời, xác của người chết sẽ được làm lễ rồi thả xuống biển, hoặc kết hợp hỏa táng sau đó rắc tro cốt xuống sông, biển.

Hình thức thủy táng được tín đồ đạo Hindu (Ấn Độ) chọn làm hình thức mai táng chính. Xác hoặc tro cốt người chết sẽ được thả xuống dòng sông Hằng.

Tương truyền, dưới đáy dòng sông linh thiêng là cả khối xương người, trung bình mỗi ngày có hàng chục thi thể được thủy táng tại đây.

Tại Việt Nam, các hình thức mai táng chính vẫn là hỏa táng và địa táng, thủy táng chỉ xuất hiện ở một vài cộng đồng dân tộc hoặc những trường hợp bắt buộc, chưa được phổ biến trong cộng đồng.

Xem thêm:

 

Ý nghĩa và quy trình thủy táng

Theo cộng đồng người Chăm, dân tộc sử dụng hình thức thủy táng phổ biến nhất tại nước ta, dòng nước là cội nguồn sinh mệnh con người, nơi con người sinh ra và tìm về khi qua đời.

Nếu người chết được thả về dòng nước mát, thân thể sẽ được hòa vào dòng nước và siêu thoát.

Nước có ý nghĩa tượng trưng cho sự bất tử, thần linh và hạnh phúc, nhờ vậy sự ra đi của người chết khi được thủy táng sẽ trở nên thanh thản, mát mẻ.

Đa số người Chăm theo đạo Hồi đời đều có ước nguyện được thủy táng.

Sau khi qua đời, thi thể người chết sẽ được tắm ba lần: lần một tắm với xà bông; lần 2 tắm lại bằng nước sạch; lần 3 tắm cùng tinh dầu, nước thơm.

Sau khi được tắm rửa sạch sẽ để rũ bỏ bụi trần gian, xác người chết được quấn trong ba lớp vải trắng rồi đặt vào quan tài.

Trong quan tài được bỏ theo nhiều vật nặng khác để khi thả xuống sông, hồ sẽ đủ nặng để chìm.

Khi thả quan tài xuống sông, người nhà và bạn bè sẽ đọc kinh Koran, cầu nguyện cho linh hồn người mất được hòa vào dòng nước anh linh.

Tuy nhiên do nhiều yếu tố tâm linh và môi trường, tục thủy táng người chết giờ đây không còn phổ biến.

Ngày nay chúng ta có thể tái hiện lại quy trình đám ma thủy táng qua hai bộ phim nổi tiếng là Lời Nguyền Của Dòng Sông của đạo diễn Khải Hưng và Mùa Len Trâu đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh.

Xem thêm:

 

Công nghệ thủy táng hứa hẹn phổ biến trong tương lai

Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những yếu tố tiêu cực của phong tục thủy táng xưa như ô nhiễm môi trường đang được nghiên cứu và khắc phục để thủy táng trở lại là hình thức an táng phổ biến trong cộng đồng.

Nếu như hình thức địa táng đòi hỏi diện tích đất nghĩa trang lớn, chi phí tốn kém, đòi hỏi hai lần mộ…

Hình thức hỏa táng dù được coi là văn minh nhất nhưng nguyên liệu để sử dụng trong lò hỏa thiêu với nhiệt độ 800 – 1000 độ C là không nhỏ, ngoài ra mỗi ca hỏa thiêu sẽ thải ra 200kg khí CO2 ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Hình thức thủy táng không tốn kém diện tích đất chôn cất, giải quyết được bài toán nguyên liệu đang được thế giới quan tâm.

Khác với tục lệ thủy táng xưa, công nghệ thủy táng hiện đại sử dụng nước và kiềm để phân hủy cơ thể.

Thi thể người mất được bọc kín trong quan tài bằng lụa và đưa vào buồng thép với áp suất 10atm và nhiệt độ 180 độ C (thấp hơn nhiệt độ hỏa thiêu 80%).

Áp suất cao sẽ phân hủy thi thể trong vòng 90 phút sau đó bàn giao lại cho gia quyến. Công nghệ thủy táng được xem là hình thức văn minh và ít độc hại trên thế giới.

Trong thời gian tới, công nghệ thủy táng sẽ được chuyển về Việt Nam để phục vụ nhu cầu của người dân và góp phần bảo vệ môi trường.

Với những ưu điểm vượt trội so với các hình thức mai táng khác, hi vọng công nghệ thủy táng sẽ trở nên phổ biến tại Việt Nam trong tương lai.

Xem thêm:

HOA VIÊN BÌNH AN VĨNH NGHIÊM

Tổ 10, Ấp An Viễn, Xã Bình An, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
Số điện thoại ban quản trang: 0937 48 49 86
Hotline Phòng Kinh Doanh: 0937 48 49 86

VPGD

VPGD Số 1
488 Điện Biên Phủ, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TPHCM
VPGD Số 2
176B Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM
VPGD Số 3
Chùa Vĩnh Nghiêm Số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TPHCM