Lễ Vu Lan báo hiếu là dịp quan trọng để mọi người thể hiện lòng thành với cha mẹ.

Bạn có biết gì về sự tích lễ Vu Lan không? Hãy cùng tìm hiểu về buổi lễ quan trọng này nhé.

 

Cùng tìm hiểu sự tích lễ Vu Lan báo hiếu

Lễ Vu Lan không còn xa lạ với người Việt ở mọi miền tổ quốc. Đây được xem là một nét văn hóa tâm linh nổi bật của nước ta. Tuy vậy, không phải ai cũng biết sự tích Lễ Vu Lan báo hiếu. Điều này khiến mọi người không hiểu hết nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này.

Với bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự tích ngày lễ Vu Lan và tầm ảnh hưởng trong văn hóa. Mọi người sẽ hiểu hơn về một nét đẹp tâm linh có từ lâu đời của người Việt Nam.

 

Ý nghĩa của lễ Vu Lan

Trước khi tìm hiểu về sự tích Lễ Vu Lan, hãy xem buổi lễ này ảnh hưởng thế nào tới người Việt nhé.

Lễ Vu Lan có lịch sử rất lâu đời. Đây là một hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tác động mật thiết đến gia đình, tình mẫu tử. Với truyền thống quý trọng nguồn gốc của người Việt, nghi lễ này càng được bồi đắp, góp phần làm bừng sáng đạo lý, công ơn sinh thành của con người.

Buổi lễ Vu Lan có ý nghĩa giúp mỗi người bày tỏ lòng yêu quý, biết ơn đối với cha mẹ. Đồng thời, tỏ lòng cảm ơn vạn vật, chúng sinh, cỏ cây đã luôn ở bên, giúp cuộc sống của ta thêm hạnh phúc.

 

Cách người Việt đón nhận lễ Vu Lan

Có lịch sử lâu đời, Lễ Vu Lan luôn được người Việt đón nhận một cách nồng nhiệt. Mọi người  xem đây là một buổi lễ ý nghĩa đối với dân tộc.

Trong ngày này, mọi người sẽ thực hiện nhiều hoạt động khác nhau. Qua đó tỏ lòng tri ân đối với tổ tiên cha mẹ, ông bà và những người đã khuất. Nhiều người cũng thực hiện các nghi thức sau:

  • Lễ cầu siêu cho các chiến sĩ đã hi sinh vì nghĩa lớn.
  • Lễ cầu mong trời phật cho quốc thái dân an.
  • Xin cho thế giới luôn được hòa bình, ấm no.

Hiện tại, số lượng người tham gia, tổ chức lễ Vu Lan là rất lớn.

 

Nguồn gốc của lễ Vu Lan

Ngày lễ quan trọng này bắt nguồn từ câu chuyện của Ông Ma Ha Một Đặc Già La. Đây chính là người được biết đến với tên gọi Đại Mục Kiền Liên. Ông là một tu sỹ ngoại đạo, nhưng sau đó đã làm lễ quy y dưới chân Tam Bảo. Sau này, ông đã luyện thành 6 phép thần thông, là một trong những đệ tử thân cận nhất của Đức Phật.

Điều này được ghi chép rất chi tiết trong những điển tích Phật Giáo cổ xưa. Vậy sự tích lễ Vu Lan cụ thể ra sao?

 

Câu chuyện về lòng hiếu thảo của Đại Mục Kiền Liên (Mục Liên)

Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng Mục Liên chứng quả, trở thành A La Hán. Ông nhờ về mẹ của mình, muốn biết người ra sao nên đã dùng huệ nhãn tiến hành tìm kiếm trong các cõi khác nhau.

Bất ngờ, ông thấy mẹ mình đang phải chịu nhiều đau khổ ở kiếp Ngạ quỷ. Điều này là do bà đã gây nhiều nghiệp ác, phải trải qua những đói khát nơi ngục A Ti nhiều kiếp. Nhìn mẹ đói khát, không được ăn uống Mục Liên rất xót xa. Ông liền tự tay mang cơm canh xuống cõi quỷ thành tâm dâng lên mẹ.

Để tránh bị các quỷ đói xung quanh cướp mất, mẹ của Mục Liên đã dùng tay che kín mặt bát cơm. Vì vậy mà thức ăn hóa thành than đỏ rực, không sao nuốt được.

Mục Liên thấy vậy, đau xót khôn nguôi đành tìm đến Đức Phật cầu mong cứu mẹ. Đức Phật mới dạy rằng:

“ Vì ác nghiệp nên mẹ ông phải chịu nhiều kiếp làm ngạ quỷ. Dù thần thông thế nào, tận hiểu đến đâu ông cũng không thể nào cứu mẹ. Phải nhờ đến sự đồng tâm của chư Tăng ở các cõi nhân gian.”

Nghe lời Phật dạy, Mục Liên đã đi mời chư tăng ở khắp nơi trên thế giới về. Nhờ công đức cầu nguyện của họ mà mẹ ông được thoát khỏi khổ đạo, tái sinh vào nơi tốt hơn. Ngày Mục Liên thực hiện buổi lễ đó chính là rằm tháng 7, một trong các ngày rằm lớn trong năm nhất theo Âm lịch.

 

Và sự ra đời của lễ Vu Lan hay sự tích Lễ Vu Lan

Cách thức cúng dường được Mục Liên thực hiện để cứu mẹ được gọi bằng tên Vu Lan bồn pháp. Hiện tại, người Việt Nam lấy ngày rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm làm ngày lễ Vu Lan.

Đây chính là sự tích về lễ Vu Lan quen thuộc, gần gũi nhất với người Việt Nam. Hiện nó được lưu truyền trong rất nhiều Kinh Phật, sách truyện khác nhau.

 

Hoa hồng – Biểu tượng tuyệt đẹp của ngày lễ Vu Lan

Hiện nay, mọi người tham dự lễ Vu Lan sẽ cài hoa hồng trên ngực. Có người cài hoa hồng đỏ, có người cài hoa hồng trắng. Bạn có biết ý nghĩa của chúng trong sự tích lễ Vu Lan là gì không?

  • Hoa màu trắng: Biểu tượng cho việc mất mẹ, mất cha.
  • Hoa hồng đỏ: Dành cho những người có cha mẹ còn sống.

Hoa hồng là biểu tượng tuyệt vời để gợi nhớ ơn sinh thành của cha mẹ cao sơn. Khi cha mẹ mất đi về nơi cảnh giới vô thường, con cái nên thành tâm với bông hồng trắng mang đầy tình thương và phúc báu. Hãy dâng lên Tam Bảo lòng thành của mình rồi hồi hướng công đức cho cha mẹ.

Có thể thấy rằng, hoa hồng là một biểu tượng tuyệt đẹp của lòng biết ơn. Nó sẽ giúp mọi người thể hiện được tình cảm, mong muốn của mình dành cho cha mẹ.

Đến thời điểm này, hẳn bạn đã biết sự tích Lễ Vu Lan như thế nào. Đồng thời nắm được ý nghĩa của buổi lễ này trong văn hóa người Việt. Hãy cố gắng lưu truyền nét đẹp truyền thống này của dân tộc nhé.

HOA VIÊN BÌNH AN VĨNH NGHIÊM

Tổ 10, Ấp An Viễn, Xã Bình An, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
Số điện thoại ban quản trang: 0937 48 49 86
Hotline Phòng Kinh Doanh: 0937 48 49 86

VPGD

VPGD Số 1
488 Điện Biên Phủ, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TPHCM
VPGD Số 2
176B Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM
VPGD Số 3
Chùa Vĩnh Nghiêm Số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TPHCM