Hình thức hỏa táng thi thể ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại.
Bài viết sau đây, chúng tôi xin cung cấp thêm cho bạn những thông tin cơ bản về quy trình hỏa táng ở Việt Nam phổ biến hiện nay.
Hỏa táng là gì?
Hỏa táng là quá trình thiêu thi thể người chết thành tro bằng lửa trong điều kiện nhiệt độ cực cao. Lễ hỏa táng gồm có 2 bước cơ bản: trước và sau quy trình hỏa táng.
Sau khi thi thể đã bị đốt cháy, các mảnh xương sẽ được chuyển qua một bộ xử lý vô cùng vi tế để “biến” chúng thành tro.
Những tàn tro này chính là hài cốt của người mất mà ta có thể nhận được qua buổi lễ hỏa táng này.
Hình ảnh hỏa táng quan tài và thi thể người chết
Xem thêm:
Vì sao nên hỏa táng?
Quy trình hỏa táng này đã dần thay thế hình thức chôn cất thi thể truyền thống ở nước ta. Điều này không khó để lí giải khi nó phù hợp với yếu tố thời đại.
Hiện nay, các khu nghĩa trang luôn trong tình trạng quá tải. Dân số không ngừng tăng theo năm tháng nhưng đất thì không “nở” ra.
Điều này đã gây sức ép đến cách thức chôn cất truyền thống. Với hình thức hỏa táng, ta hoàn toàn có thể làm giảm nhẹ đi áp lực trong mai táng người đã khuất.
Sau quá trình hỏa thiêu người chết, thân xác của người đã mất chỉ còn lại “nắm tro cốt”. Và ta có thể đựng trong các lọ để lưu lại. Những chiếc lọ này thường có kích thước khoảng bằng ấm trà.
Lúc này, tùy thuộc vào mong muốn của gia đình mà ta có thể đem về nhà, chùa hay nhà thờ, nghĩa trang để thờ cúng. Như vậy, hình thức hỏa táng có thể giải quyết “bài toán không gian” mà chúng ta đang phải đối mặt.
Thứ hai, ai cũng phải công nhận một điều rằng: hỏa táng sẽ tiết kiệm chi phí cho người ở lại hơn rất nhiều so với các hình thức an táng khác.
Chi phí thiêu cốt và lưu trữ cốt chỉ chiếm ⅕ – 1/10 giá trị mua đất mộ và xây dựng mộ huyệt. Bài toán kinh tế cũng được hoàn thành tốt với hình thức hỏa táng này.
Thứ ba, khi thi thể đã qua quy trình hỏa táng ở nhiệt độ rất cao trong lò thiêu thì những vi khuẩn, nguy cơ, mầm bệnh cũng bị tiêu diệt triệt để theo.
Phần tro cốt của thi thể được bảo quản tốt trong hũ sành hoặc đá rất vệ sinh. Vì thế, hỏa táng là một cách thức an toàn, không gây ô nhiễm môi trường, rất đáng được lưu tâm và nhân rộng hơn nữa.
Thứ tư, cải táng, bốc mộ không bao giờ xảy ra với hình thức hỏa táng này. Đôi khi, chúng ta buộc phải di dời phần mộ của tổ tiên mình.
Việc này thật sự rất khó khăn, mất nhiều thời gian, công sức và khá tốn kém. Nhưng với hỏa táng thì việc di dời hũ tro cốt của người đã khuất cũng dễ dàng hơn.
Thứ năm, việc chăm sóc, bảo dưỡng những hũ tro cốt này cũng đơn giản và thuận tiện hơn. Nếu bạn đặt ở nhà, bạn cũng dễ dàng lau chùi hằng ngày.
Hoặc bạn gửi ở nơi khác như: chùa, nhà thờ, khu lưu cốt, thì cũng hãy yên tâm rằng: hũ cốt của người đã mất luôn được bảo quản tốt.
Mỗi hũ cốt chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích nên việc chăm sóc cũng dễ dàng cùng chế độ canh gác, bảo vệ nghiêm ngặt sẽ đảm bảo cho phần di cốt không bị phá hoại.
Tro cốt của người đã mất được đựng trong lọ, hũ như thế này sẽ dễ chăm sóc, bảo dưỡng hơn!
Thắc mắc về quy trình hỏa táng
Quá trình hỏa táng là hình thức an táng mới và phổ biến gần đây nên hẳn sẽ có nhiều điều mà không phải ai cũng rõ.
Liệu hỏa táng có cần đến quan tài như cách thức chôn cất truyền thống không? Câu trả lời là không.
Tuy nhiên, để đảm tính tôn nghiêm đối với người đã mất cùng lý do vệ sinh, thì các nhà hỏa táng sẽ trang bị thêm một chiếc hòm (vật liệu dễ cháy).
Thi thể sẽ được đặt vào trong chiếc hòm đã được bít kín này và đưa vào lò thiêu.
Như vậy, quan tài sẽ bị đốt trong quá trình hỏa táng, cùng với thi thể của người đã khuất.
Khi hỏa táng, không yêu cầu quan tài nhưng vẫn có hòm đặt thi thể
Quy trình hỏa táng diễn ra như thế nào?
Hòm hỏa táng được đưa vào buồng hỏa táng với điều kiện nhiệt độ lên đến 1200- 1400 độ C. Sau 2h- 2h30m, hòm hỏa táng được chuyển qua giai đoạn đốt cháy bằng nhiệt hoặc bốc hơi.
Kết thúc quá trình trong lò thiêu sẽ còn lại những mảnh xương được gọi là tàn dư hỏa táng. Các tàn dư hỏa táng sau khi đã được gom lại cẩn thận sẽ đem qua một bộ xử lý, sau bước này, ta thu được những hạt mịn (tro).
Như vậy, sau khi hỏa táng, xương của người chết sẽ không còn nữa, mà chỉ còn sót lại tro xương.
Và cuối cùng là cho tro cốt sau khi hỏa táng vào hũ, bình đựng mà gia đình đã lựa chọn trước. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong khoảng 3- 4 tiếng đồng hồ.
Để đảm bảo danh tính thi thể người mất trùng khớp với tro cốt, thì đã có một hệ thống dán nhãn kiểm soát nghiêm ngặt trong suốt quá trình hỏa táng.
Sau bao lâu kể từ khi mất là có thể hỏa táng?
Hỏa táng là quy trình không thể đảo ngược, cũng như mọi dấu vết về nguyên nhân cái chết đều không thể xác định được.
Vì thế, ở nhiều nơi, bạn cần phải có sư chấp thuận từ giám định viên hoặc điều tra viên y tế thì mới có thể tiến hành hỏa táng.
Ở một số nơi khác, còn có sự gia hạn mức thời gian, những giấy phép này phải được công nhận trước 24 giờ khi hỏa táng.
Hi vọng là với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu được đôi phần về quy trình hỏa táng ở Việt Nam.
Hãy liên hệ đến Hoa viên Bình An Vĩnh Nghiêm để nhận được dịch vụ tư vấn tốt nhất.