Thực hiện lễ tạ mộ như thế nào mới đúng quy trình?

Người Việt Nam trước giờ luôn sống tình nghĩa và có niềm tin vào sự linh thiêng của linh hồn tổ tiên. Đạo lý uống nước nhớ nguồn được nhân dân Việt Nam ghi lòng tạc dạ qua bao đời. Họ luôn quan tâm đến việc chăm sóc bài vị tổ tiên, xây dựng nhà thờ họ, dâng lễ vào các dịp lễ cúng, … Đây được coi là cách để người trần thế bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Chính vì vậy, thực hiện lễ tạ mộ như thế nào cho đúng luôn là việc được mọi người quan tâm.

Xem thêm:

 

Thực hiện lễ tạ mộ như thế nào mới đúng quy trình?

Giới thiệu cách làm lễ tạ mộ kết

Lễ tạ mộ bao gồm rất nhiều các loại lễ khác nhau. Mỗi loại lễ đều có cách thứ làm khác nhau. Một trong những lễ tạ mộ được nhiều người làm nhất có thể kể đến lễ tạ mộ kết. Vậy lễ tạ mộ kết là gì và thực hiện lễ tạ mộ này như thế nào?

Lễ tạ mộ kết là gì?

Lễ tạ mộ kết gồm có hai loại chính là mộ kết và mộ phát.

  • Mộ kết là mộ đại quan. Khi thực hiện lễ tạ mộ này, trong áo quan của thi hài sẽ hình thành nên một lớp phủ màu trắng mỏng. Theo thời gian, lớp màng trắng này sẽ bao phủ toàn mộ thi hài. Nếu như lớp khi len được vào trong áo quan của người chết thì lớp màng này sẽ biến mất. Người có thể nhìn được lớp màng này khi mộ ở sâu dưới đất được gọi là người khai mở nhãn thần.
  • Mộ phát là mộ đã được cải táng, trong tiếu sành sẽ thấy có màu hồng rực. Người ta quan niệm rằng màu hồng trong tiếu sành càng rõ thì mộ sẽ càng phát. Người khai mở nhãn thần sẽ nhìn thấy được màu xuất xuất hiện trong tiếu sành.
Lễ tạ mộ kết

 

Cách thực hiện lễ tạ mộ kết

Đối việc cách thực hiện lễ tạ mộ kết, về cơ bản cũng giống các lễ tạ mộ thông thường. Tuy nhiên khi thực hiện lễ tạ mộ kết, có những điều bạn cần phải lưu ý. Hiện tượng mộ kết được coi là phúc lộc cho gia đình, dòng họ.

Theo quan niệm xa xưa, mộ kết là mộ hội tụ tinh khí của long mạch, đem đến may mắn, phúc lộc cho con cháu trong nhà.

Khi xuất hiện mộ kết, một điều tối kỵ là gia chủ không nên di dời hay sang cát mộ. Việc động mộ có thể đem tới những rắc rối và hậu quả khôn lường. Vì vậy việc nắm bắt rõ lễ tạ mộ là rất cần thiết.

 

Giới thiệu cách làm lễ tạ mộ tam đại

Bên cạnh lễ tạ mộ kết, lễ tạ mộ tam đại cũng là một trong những lễ quen thuộc đối với tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam ta.

Lễ tạ mộ tam đại được hiểu là lễ cúng tổ tiên của ba đời gia chủ. Theo dân gian, họ tin rằng cầu nối giữa người trần thế và người âm chính là thông qua bàn thờ, mộ phần. chính vì vậy lễ tại mộ tam đại được xem là một trong những nghi lễ quan trọng.

Cách thực hiện lễ tạ mộ tam đại cũng gần như giống với lễ tạ mộ kết. Vậy các lễ tạ mộ được diễn ra như thế nào?

Lễ tạ mộ tam đại

Quy trình thực hiện lễ tạ mộ diễn ra như thế nào?

Lễ tạ mộ được biết đến là một nghi lễ có rất nhiều loại. Tuy nhiên về cơ bản, các thực hiện các lễ tạ mộ đều có những nét chung cơ bản nhất. Vậy các khâu chuẩn bị và thực hiện lễ tạ mộ diễn ra như thế nào liệu bạn có biết?

Thực hiện lễ tạ mộ như thế nào mới đúng quy trình?

 

Cách chọn ngày để thực hiện lễ tạ mộ

Để lễ tạ mộ được diễn ra suôn sẻ, việc chọn ngày hoàng đạo là vô cùng cần thiết. Đối với các lễ tạ mộ cuối năm, việc dọn sạch mộ phần và thực hiện tế lễ vào ngày 23/12 âm lịch và đêm 30 tết là phù hợp nhất.

Đây là thời điểm gia chủ bày tỏ lòng cảm tạ với thần linh cũng như đón ông bà về ăn tết. Đối với mộ mới xây cất xong thì gia chủ nên chọn ngày hợp tuổi, hợp mạng gần với ngày xây mộ xong.

Cách chọn ngày để thực hiện lễ tạ mộ

 

Những vật dụng cần thiết và cách thực hiện lễ tạ mộ

Để chuẩn bị lễ tạ mộ, có hai điều bạn cần thực hiện là làm sạch, phát quang mộ phần và sắm lễ. Tuy với tính chất của lễ tạ mộ mà lễ vật cần sắm sẽ có đôi phần khác nhau.

Đối với lễ mộ cuối năm, gia chủ cần chuẩn bị lễ tạ thần linh, thổ địa nơi an táng, lễ cúng đội ơn tổ tiên. Đối với mộ mới xây xong, gia chủ cần chuẩn bị lễ cúng thần linh và lễ cúng gia tiên.

Mâm cúng lễ tạ mộ

Sau khi chuẩn bị xong, bạn sẽ tiến hành dâng lễ lên thần linh, tổ tiên. Trong quá trình thực hiện lễ tạ mộ, gia chủ sẽ đọc văn khấn để bày tỏ lòng tôn kính của mình.

Tuy vào phong tục tập quán của từng vùng miền mà văn khấn và lễ cúng sẽ khác nhau. Để cẩn thận, gia chủ nên xin sự chỉ dẫn của những người có kinh nghiệm, hiểu biết trong vùng.

Văn khấn lễ tạ mộ thần linh ngoài mộ

Văn khấn lễ tạ mộ thần linh là một trong những khâu vô cùng quan trọng và đòi hỏi sự cẩn thận cao. Nếu bài văn khấn vô tình đụng chạm thần linh thì có thể mang đến hậu quả không ngờ tới. Dưới đây là một vài chỉ dẫn cơ bản cho gia chủ khi soạn văn khấn lễ tạ mộ.

Đầu tiên, gia chủ nên bắt đầu niệm bằng câu Nam mô a di đà phật, sau đó kính cẩn thưa lạy các vị thần linh như thần thổ địa, tiên thần Chu Tước, hậu thần Huyền Vũ, liệt vị tôn thần cai quản, …. Sau khi kính lạy các vị thần, gia chủ cũng nên nghiêng mình thành kính lạy các vong linh.

Văn khấn lễ tạ mộ thần linh

Sau khi khấn lạy thần linh và vong linh, gia chủ cần xưng danh của gia đình mình cùng thời gian địa điểm rõ ràng. Sau đó giới thiệu đến vong linh của gia đình đã được an táng tại đây.

Trong văn khấn, gia chủ hãy thành tâm bộc lộ sự biết ơn, kính trọng với những thần linh cai quản và thành kính dâng lên lễ vật đã chuẩn bị.

Nếu bài văn khấn chứa sự chân thành và lòng tôn kính, gia đình sẽ luôn được thần linh che chở, phù hộ.

Trên đây là những điều cơ bản về lễ tạ mộ. Nếu bạn muốn tìm hiểu hơn về những nghi thức, tục lệ liên quan đến mộ phần, bạn có thể liên lạc với hoa viên Bình An Vĩnh Nghiêm để được tư vấn chi tiết. Mọi thắc mắc xin liên hệ theo địa chỉ:

Công ty TNHH Hoa Viên Bình An

  • Địa chỉ: 490 Điện Biên Phủ, Phường 21, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
  • Website: http://hoavienbinhanvinhnghiem.com/
  • Hotline: 0937.48.49.86
  • Email: an.thai@hoavienbinhan.vn

 

 

HOA VIÊN BÌNH AN VĨNH NGHIÊM

Tổ 10, Ấp An Viễn, Xã Bình An, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
Số điện thoại ban quản trang: 0937 48 49 86
Hotline Phòng Kinh Doanh: 0937 48 49 86

VPGD

VPGD Số 1
488 Điện Biên Phủ, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TPHCM
VPGD Số 2
176B Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM
VPGD Số 3
Chùa Vĩnh Nghiêm Số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TPHCM