• Với đạo lí uống nước nhớ nguồn, tảo mộ là một trong những hoạt động không thể thiếu của người Việt. Trong tiết Thanh Minh, con cháu trong nhà sẽ cùng nhau lên sửa sang, quét dọn mộ phần của người thân. Qua đó, bày tỏ lòng hiếu thảo và sự biết ơn sâu sắc đối với các bậc bề trên. Tuy không phải ngày lễ lớn, nhưng Tết Thanh Minh có ý nghĩa quan trọng, gắn bó mật thiết với đời sống của con người.

    Tết Thanh Minh và tục tảo mộ bắt nguồn từ đâu ?

    Tết Thanh Minh bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng trong thời kỳ chạy loạn, Vua Tấn Văn Công được một người tên Giới Tử Thôi hết lòng giúp đỡ. Trong những lúc gian nan, Tử Thôi không màng đau khổ, xẻo thịt đùi dâng nấu vua ăn. Thế nhưng khi lấy lại được ngôi báu, vua Tấn ban thưởng cho rất nhiều người mà quên mất Tử Thôi.

    Tử Thôi cũng không hề oán giận, ông về nhà đón mẹ vào núi Điền Sơn sống cuộc đời ẩn dật. Đến lúc vua Tấn nhớ ra đến tìm thì ông nhất định không chịu tời Điền Sơn. Quân lính liền đốt rừng để ép ông rời núi, nhưng ông cương quyết không chịu, cuối cùng cả hai mẹ con đều chết cháy.

    Vua thương xót, lập miếu thờ và ra lệnh người dân không được đốt lửa trong ba ngày. Về sau, ngày 3/3 âm lịch trở thành tết hàn thực. Người dân chỉ ăn đồ nấu sẵn, không được đốt lửa. Đó chính là tiết Thanh Minh.

    Trong tiết Thanh Minh, con cháu thường trở về sum họp gia đình và đi tảo mộ. Dịp này là lúc để mọi người hướng lòng thành về với tổ tiên, cội nguồn dân tộc. Đi tảo mộ chính là dọn dẹp sạch sẽ, làm cỏ, vun thêm đất, thắp hương mới cho mộ phần của ông bà, tổ tiên. Qua đó, thể hiện lòng thành với người đã khuất.

     

    Đồ cúng cần chuẩn bị khi tảo mộ là gì ?

    Khi cúng tiết Thanh Minh, cần chuẩn bị những đồ cúng sau để làm lễ trước khi tiến hành tảo mộ: Trầu cau, hương đèn, rượu thịt, chân giò hoặc thịt nạc luộc chín, hoa quả tươi.

    Khi đến khu vực có phần mộ của người thân, mọi người đặt lễ vào chỗ thờ cúng chung, thắp đèn nhang. Vái bài vị thần linh, thổ địa rồi đọc bài khấn. Trong dân gian có rất nhiều bài khấn tảo mộ . Tuy nhiên, tựu chung đều có ý thỉnh nguyện chư vị mười phương, hộ trì, thần linh, thổ địa, tổ tiên nội ngoại hai bên. Mời các vị lên chứng giám lòng thành của con cháu, đồng thời nhận lễ và  cho phép tiến hành việc sửa sang phần mộ.

    Sau khi khấn xong, đợi hết ⅔ tuần hương thì đi lễ tạ các nơi, hóa vàng và bắt đầu công việc tảo mộ, sửa sang xung quanh. Khi hoàn tất công việc, về nhà cần làm lễ gia tiên để tỏ lòng thành với ông bà, tổ tiên dòng họ.

     

    Những điều kiêng kỵ khi đi tảo mộ

    Dù là một dịp lễ có ý nghĩa, tuy nhiên nếu không thực hiện đúng cách có thể gây nên nhiều vận xấu. Mọi người nên tuân thủ những lưu ý dưới đây để buổi lễ tảo mộ được trang nghiêm, ý nghĩa nhất.

    • Không đặt bàn cúng ở những nơi hẻo lánh, rậm rạp.
    • Điều quan trọng nhất khi đi tảo mộ là lòng thành tâm. Khi đi đứng nên nghiêm cẩn, không lộn xộn. Đồng thời phải tỏ rõ lòng cung kính, hiếu lễ.
    • Khi quét dọn và thêm hoa tươi lên mộ, không nên bỏ sót lưng mộ.
    • Không giẫm đạp lên mộ phần tổ tiên hay mộ phần của gia đình khác.
    • Không được làm đổ, dẫm đạp vào đồ cúng.
    • Phụ nữ có thai không nên tham gia tảo mộ.
    • Nếu sức khỏe không tốt, sau khi tảo mộ về nên bước qua chậu lửa có đốt bồ kếp. Hoặc rắc nước lá bưởi để loại bỏ những trường khí xấu.

    Tuy bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng lễ tảo mộ đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt. Dịp này là lúc con cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc với tổ tiên. Đồng thời, mọi người có thể quây quần, sum họp sau những ngày xa cách.

HOA VIÊN BÌNH AN VĨNH NGHIÊM

Tổ 10, Ấp An Viễn, Xã Bình An, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
Số điện thoại ban quản trang: 0937 48 49 86
Hotline Phòng Kinh Doanh: 0937 48 49 86

VPGD

VPGD Số 1
488 Điện Biên Phủ, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TPHCM
VPGD Số 2
176B Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM
VPGD Số 3
Chùa Vĩnh Nghiêm Số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TPHCM