Những nghi lễ trong đám tang công giáo

Mỗi tôn giáo tại Việt Nam đều có một tín ngưỡng, quan niệm riêng trong việc tổ chức tang lễ, tuy nhiên tất cả đều có ý nghĩa mong linh hồn người mất được siêu thoát khi về trời. Vậy đám tang Công giáo diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Cộng đồng Công giáo tại Việt Nam được hình thành từ thế kỷ XVI.

Cho đến nay, Công giáo là một trong những tôn giáo lớn tại Việt Nam với khoảng 8% dân số – xếp thứ 5 toàn châu Á sau các nước Đông Timor, Philippines, Liban và Hàn Quốc.

Mỗi tôn giáo sẽ có những nghi thức tang lễ khác nhau, và chúng tôi xin giới thiệu nghi thức đám tang Công giáo ngay dưới đây.

 

Khi người thân sắp qua đời

Trong đám tang Công giáo, các tín đồ cho rằng chịu phép xức dầu là công việc quan trọng với người sắp mất.

Khi người thân đang hấp hối, con cháu thân nhân và cộng đồng sẽ xức dầu xung quanh giường của người bệnh, điều này có ý nghĩa giúp người sắp mất được an tâm trước khi nhắm mắt, xuôi tay.

Sau khi người thân qua đời, nhà thờ Công giáo sẽ đánh chuông theo quy ước Nam thất, nữ cửu (đàn ông bảy tiếng chuông, đàn bà chín tiếng chuông) để báo tin buồn cho toàn giáo xứ và người dân trong khu xóm.

Người Công giáo có tính cộng đồng cao, khi người trong giáo hội qua đời, mọi người sẽ tạm ngừng công việc để đến đọc kinh, cầu nguyện, giúp đỡ gia đình làm tang lễ.

Xem thêm:

 

Các nghi thức đám tang Công giáo

 

Đám tang Công giáo được tiến hành theo những nghi thức dưới đây.

Lúc lâm chung:

Khi mới lâm chung, thi thể người mất được tiến hành nghi thức mộc dục, tức là tắm rửa vệ sinh nhẹ nhàng bằng rượu hoặc trà, thay trang phục bằng đồ thánh.

Móng chân móng tay được cắt sạch sẽ cho vào khăn và bỏ cùng quan tài sau này.

Sau khi vệ sinh, người mất được được tại gian nhà trước, đầu nhìn ra cửa. Bốn góc tường nhà tẩm dầu hôi.

Gia đình thực hiện các công việc cần thiết trong đám tang Công giáo như:

  • Liên hệ giáo xứ chọn giờ làm lễ
  • Chuẩn bị sách kinh dùng trong thánh lễ và giờ cầu nguyện
  • Chuẩn bị di ảnh kích thước 25×30
  • Chuẩn bị giấy báo tử, sổ tang
  • Phân công công việc tổ chức tang lễ…

Xem thêm:

 

Nhập liệm:

Khác với Phật giáo, đám tang Công giáo không tổ chức cúng mà chủ yếu đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người mất được về với Chúa.

Khi đến giờ nhập liệm, gia đình, hàng xóm và những người trong công giáo cùng đọc kinh và hát thánh ca trước khi Cha sở làm lễ.

Sau khi đọc kinh, Cha sở sẽ vẩy lên người mất “nước thánh”. Quan tài người mất được đặc giữa nhà, sau khi nhập liệm con cháu mới bắt đầu mặc áo tang.

Bàn thờ trong đám tang Công giáo có đặt di ảnh người mất và bát hương, phía ngoài thắp 6 cây nến, bên trái 3 cây bên phải 3 cây, một bình hoa huệ trắng.

Phía sau là bức trước hình chúa Giêsu với dòng chữ: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.

 

Lễ Động quan

Trước giờ động quan, gia đình và người thân đọc kinh quanh quan tài người mất.

Anh em đạo tỳ làm lễ bái quan. Trên đầu áo quan, gia đình sẽ đặt tiền thưởng ít nhiều tùy vào điều kiện kinh tế của mình.

Cách lạy đám tang: khi di quan ra khỏi nhà sẽ quay đầu lạy 3 lần để từ biệt. Người cầm di ảnh và lư hương cũng hướng mặt vào nhà cúi chào 3 lần trước khi đi.  Sau đó linh cữu sẽ được đưa đến nhà thờ để làm lễ.

 

Lễ di quan

Trong quá trình di quan, dẫn đầu là ba người đàn ông cầm thánh giá nến cao gồm: Một người cầm cây trượng đài có hình thánh giá; hai người đi hai bên cầm cây trượng đài gắn nến hoặc đèn dầu.

Tiếp đó là người cầm cờ tang màu tím hoặc đen, kèn trống. Sau đó đến người cầm lư hương; người cầm di ảnh; tiếp theo là áo quan rồi con cháu đi theo sau.

Sau khi tiễn đưa người mất về nơi an nghỉ cuối cùng, những người thân và họ hàng, làng xóm sẽ tập trung để đọc kinh cầu nguyện cho người chết trong ba ngày liên tiếp từ ngày an táng.

Có thể nói, đám tang người Công giáo không chỉ thể hiện nét văn hóa tôn giáo riêng mà còn mang ý nghĩa cộng đồng cao.

Ngày nay nhiều nghi thức trong đám tang Công giáo đã được giản lược để phù hợp với cuộc sống mới, tuy nhiên những giá trị văn hóa tốt đẹp của tình thân, cộng đồng vẫn được lưu giữ vẹn nguyên.

Xem thêm: