Báo hiếu người cao tuổi: Gia đình cần tình thương lan tỏa

Người cao tuổi trong mắt của lớp trẻ chính là những người sở hữu vốn sống quý giá và lượng kiến thức uyên bác. Họ đã có công nuôi dưỡng và phát triển để thế hệ trẻ có được ngày hôm nay. Thế nhưng đây cũng là những đối tượng cần được quan tâm, phụng dưỡng một cách đặc biệt. Việc báo hiếu người cao tuổi chính vì vậy cũng là một nghệ thuật sống cần phải được học hỏi bởi bất cứ người trẻ nào.

Xem thêm:

 

Góc nhìn về người cao tuổi ở Việt Nam

Người cao tuổi là người có độ tuổi trên 60. Hiện nay tại Việt Nam, số lượng người cao tuổi lên đến 10% dân số. Do đó việc báo hiếu người cao tuổi đang ngày càng được Đảng và nhà nước quan tâm, được xã hội chú ý rất cặn kẽ.

Theo một số thống kê, tại Việt Nam cũng như một số nước châu Á khác, có khoảng 81% người cao tuổi vẫn sống chung với con cháu mình như một đại gia đình nhiều thế hệ. Mô hình này được xem là mẫu mực của nền văn hóa và gia giáo thiên về Nho giáo và Phật giáo rất đặc trưng của nước ta.

Người già được xem là những chứng nhân của lịch sử. Trong một số trường hợp thì kinh nghiệm và lời khuyên của họ có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho lớp trẻ kế cận. Người già cũng là những bậc cha chú có vai trò không thể thiếu trong mỗi dịp lễ nghĩa, cưới xin của con cháu.

 

Vì sao chúng ta cần báo hiếu người cao tuổi?

Người cao tuổi là đại diện cho những thế hệ đi trước, họ đã dùng thanh xuân của mình để góp phần tạo ra chúng ta ngày nay. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc nhân nghĩa có truyền thống “tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn”. Do đó, việc báo hiếu người cáo tuổi được xem là một nét đẹp của văn hóa dân tộc. Thậm chí chúng ta còn có lễ Vu Lan để dành riêng một ngày trong năm cho việc báo hiếu.

Xet ở cấp độ gia đình, người cao tuổi là đấng sinh thành, là ông bà, cha mẹ của chúng ta. Việc báo hiếu với ông bà cha mẹ là điều mà bất cứ ai cũng nên làm. Đó như một quy luật bất di bất dịch trong xã hội từ ngàn xưa. Cha mẹ chúng ta báo hiếu cho ông bà, chúng ta báo hiệu cho cha mẹ, con cái lại báo hiếu cho chúng ta. Chẳng phải sự nối tiếp ấy thật tốt đẹp sao?

Xem thêm:

 

Những cách báo hiếu cho người cao tuổi

  • Luôn biết quan tâm và lắng nghe: không nhất thiết phải túc trực bên người cao tuổi 24 trên 24. Điều quan trọng ở đây là chúng ta phải biết cách quan sát người già với sự thấu hiểu và một chút tế nhị. Điều này lại càng trở nên quan trọng khi mà tâm lý của người già là khép kín, sợ làm phiền con cháu. Ta nên để ý những biểu hiện về sức khỏe, tâm lý khác thường rồi từ đó tìm cách giải quyết.
  • Tôn trọng người cao tuổi: nên hỏi ý kiến những người cao tuổi về các vấn đề quan trọng. Làm như thế sẽ khiến họ cảm thấy được tôn trọng hơn. Ngoài ra thì những kinh nghiệm sống của họ chắc chắn sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều.
  • Phải biết kiên nhẫn với người lớn tuổi: ta nên học cách kiên nhẫn với người già, kể cả khi họ có thái độ cáu bẳn. Không nên dùng những từ ngữ, thái độ kém tôn trọng để đối đáp lại, sẽ làm tình hình càng tồi tệ hơn.
  • Thể hiện tình yêu thương bằng hành động: thỉnh thoảng thì con cháu nên đưa ông bà, cha mẹ của mình ra ngoài để thay đổi không khí. Lớp trẻ cũng có thể thường xuyên tặng quà, tạo điều kiện cho người lớn tuổi tham gia các hoạt động xã hội, vv…
  • Phải biết sống tốt: để không khiến cha mẹ, ông bà của mình phiền lòng thì cách tốt nhất chính là con cháu phải biết tự lo cho bản thân, biết sống đàng hoàng. Đây có lẽ là điều mà những bậc lớn tuổi nào cũng mong muốn nhất.

Xem thêm:

 

Kết luận

Người cao tuổi rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tâm lý mặc cảm, cô đơn. Đây có thể là do tác động của cơ thể bị lão hóa, bệnh tật và nhiều điều lo toan. Với một số điều cần biết về cách báo hiếu người cao tuổi như trên, hy vọng rằng các bạn sẽ áp dụng để tạo sự thoải mái cho những người lớn tuổi trong nhà và cho chính bản thân bạn nhé.